Chủ Nhật, 29/9/2024
Giáo dục
Thứ Hai, 28/2/2011 15:26'(GMT+7)

314 tỷ đồng phát triển giáo dục dân tộc rất ít người

Bộ GD&ĐT vừa  tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định số 2123 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển giáo dục đối với 9 dân tộc rất ít người (DTRIN) Ở Đu, Pu Péo, Si LA, Rơ Măm, Cống, Brâu, Bố Y, Mảng, Cờ Lao tại 6 tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, Nghệ An, Kon Tum. Tổng kinh phí đề án được phê duyệt là 314 tỷ đồng chia làm 2 giai đoạn gồm: giai đoạn từ năm 2010-2012 sẽ hoàn thiện cơ sở vật chất trường lớp, xây dựng chính sách hỗ trợ học sinh, bồi dưỡng giáo viên; giai đoạn năm 2013-2015 sẽ hoàn thiện cơ chế đặc thù hỗ trợ học sinh DTRIN nhằm đạt 95% đối tượng trẻ DTRIN được học 2 buổi/ngày, 100% học sinh tiểu học, học sinh phổ thông được đến trường, 95% tốt nghiệp THPT được ưu tiên cử tuyển vào ĐH-CĐ, TCCN. Nhằm triển khai hiệu quả đề án, địa phương 6 tỉnh trên phải hoàn thành khảo sát số lượng dân tộc, học sinh, điều kiện khó khăn đặc thù, dự trù kinh phí thực hiện báo cáo về Bộ GD&ĐT trong tháng 4-2011. 
 
Hiện nay, số học sinh dân tộc rất ít người vào đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp chiếm tỉ lệ rất thấp, điều đó ảnh hưởng đến việc tạo nguồn nhân lực cho việc phát triển kinh tế, xã hội ở các vùng dân tộc. Đặc biệt là 9 dân tộc rất ít người, gồm Cờ Lao; Si La; Pu Péo; Ơ Đu; Cống; Brâu; Rơ Măm; Mảng và Bố Y ở 6 tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, Nghệ An và Kon Tum…

Đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010-2015 nhằm tạo điều kiện phát triển về số lượng, nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ em, học sinh, sinh viên các dân tộc rất ít người, góp phần bảo tồn và phát triển bền vững các dân tộc rất ít người.

Bên cạnh đó, trẻ em, học sinh, sinh viên các dân tộc rất ít người được học tập, rèn luyện trong môi trường giáo dục tốt, được hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng đặc biệt để có trình độ văn hóa, trình độ nghề, bổ sung vào đội ngũ cán bộ nguồn phục vụ địa phương và đất nước. Hà Giang là một trong những tỉnh được chọn triển khai thực hiện Đề án.

Ông Lương Văn Sòng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang cho biết, đề án đã được triển khai tại Hà Giang từ năm 2011, đây là chủ trương đúng và phù hợp với đặc thù của miền núi, vùng cao có dân tộc thiểu số rất ít người. Trong quá trình thực hiện chúng tôi nhận thấy, việc đầu tư con người để thực hiện đề án này, cụ thể là đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số ít người từ cán bộ giáo viên cho đến cán bộ khoa học ở cơ sở các ngành, các cấp cần có được sự ưu tiên riêng.

Đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1, từ năm 2010 - 2012, xây mới đủ các phòng học, biên soạn các tài liệu đặc thù bồi dưỡng cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Giai đoạn 2, từ năm 2013 đến năm 2015, hoàn thiện cơ chế chính sách đặc thù cho trẻ em, học sinh, sinh viên các dân tộc rất ít người./.



Theo VOV/ Đại đoàn kết

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất