Thứ Bảy, 28/9/2024
Chính sách
Thứ Năm, 21/5/2009 19:57'(GMT+7)

5 biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 48/2009/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều, khoản của Luật Bình đẳng giới về thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và BĐG; lồng ghép vấn đề BĐG trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; các biện pháp thúc đẩy BĐG; chính sách hỗ trợ nữ cán bộ, công chức, viên chức; hỗ trợ BĐG tại vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số...

Nghị định yêu cầu người làm công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và BĐG phải có kiến thức về lĩnh vực này.

Thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và BĐG được tuyên truyền thông qua báo cáo viên, tuyên truyền viên; phương tiện thông tin đại chúng; các ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền; thông qua các loại hình sinh hoạt văn hóa truyền thống, sáng tác văn học...

Nhà trường, cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân... có trách nhiệm thực hiện chương trình giáo dục lồng ghép kiến thức về giới, thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và BĐG phù hợp với yêu cầu của từng cấp học, trình độ đào tạo và nhu cầu của người học.

Việc lồng ghép đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật này được thực hiện có nội dung liên quan đến BĐG hoặc có vấn đề bất BĐG, phân biệt đối xử về giới trong phạm vi điều chỉnh của văn bản.

Trong phạm vi điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật xác định các nội dung liên quan đến BĐG; quy định các biện pháp cần thiết để thực hiện BĐG hoặc để giải quyết các vấn đề liên quan đến BĐG; dự báo tác động của các quy định đó đối với nam và nữ sau khi được ban hành.

Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến BĐG phải bảo đảm trong quá trình soạn thảo có sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý nhà nước về BĐG và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Nghị định cũng chỉ ra 5 biện pháp thúc đẩy BĐG được áp dụng trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không giảm được sự chênh lệch này.

Chính phủ xác định 5 biện pháp chủ yếu để thúc đẩy BĐG gồm: Quy định tỷ lệ nam, nữ hoặc bảo đảm tỷ lệ nữ  thích đáng tham gia, thụ hưởng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực cho nữ hoặc nam để đạt đủ tiêu chuẩn chuyên môn; hỗ trợ tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam để tăng cường sự chia sẻ giữa nữ và nam trong công việc gia đình và xã hội; quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam để thực hiện  chính sách ưu tiên; nữ được quyền lựa chọn và ưu tiên nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam để bảo đảm quyền BĐG.

TG

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất