(TG)-Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung đã nhận định như vậy khi trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 29/5.
(TG)-Cả hai phương án điều chỉnh tuổi nghỉ hưu được đề xuất đều có lộ trình tăng chậm. Với phương án 1, đến năm 2028 thì Nam đạt 62 tuổi và đến năm 2035 thì Nữ đạt tuổi nghỉ hưu là 60 (sau 8 năm với nam và sau 15 năm với nữ). Phương án 2 có lộ trình nhanh hơn phương án 1: đến năm 2026 Nam đạt 62 tuổi và đến năm 2030 Nữ đạt tuổi nghỉ hưu là 60 (sau 6 năm với nam và sau 10 năm đối với nữ). Vậy vì sao phải thực hiện lộ trình này – TS. Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã có cuộc trao đổi với phóng viên báo chí…
(TG)-Trong khi “giải bài toán” điều chỉnh tuổi nghỉ hưu, có hai câu hỏi lớn và khó là xác định đúng mốc tuổi nghỉ hưu và thực hiện việc điều chỉnh như thế nào?
(TG) - Theo dự thảo luật Lao động (sửa đổi), từ năm 2021 sẽ tiến hành nâng dần theo lộ trình tuổi nghỉ hưu của nam lên 62 tuổi và nữ lên 60 tuổi. Về vấn đề cơ hội việc làm của giới trẻ, theo đại biểu Quốc hội, Việt Nam đang trong quá trình già hóa dân số, lượng lao động tham gia vào thị trường lao động giảm đi, nên không thể nói nâng tuổi nghỉ hưu sẽ làm hạn chế cơ hội việc làm của giới trẻ.
(TG)-Chiều ngày 29/5, Quốc hội thảo luận tại Tổ về: Việc gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động quốc tế về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể và dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi).
(TG)-Xác định đúng được tuổi nghỉ hưu của người lao động sẽ tận dụng được tối đa thời gian làm việc, tối đa giá trị thặng dư mà họ đem lại cho xã hội. Do vậy, “bài toán” điều chỉnh tuổi nghỉ hưu cần được đặt trong tổng thể điều tiết vĩ mô các chính sách lao động, việc làm và các chính sách xã hội…
(TG)-BHXH Việt Nam vừa ban hành Kế hoạch 1764/KH-BHXH thực hiện đẩy mạnh chi trả dịch vụ an sinh xã hội qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.
(TG)- Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa ban hành Kế hoạch 1362/KH-BHXH về việc thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
(TG)-Tốc độ già hóa dân số đang tăng nhanh đưa Việt Nam tiệm cận gần với ngưỡng dân số già, tuổi thọ bình quân của người Việt Nam cũng được cải thiện nhiều với tỷ lệ sống khỏe sau 60 tuổi đứng thứ 41/183 quốc gia… - Đó là những con số tổng kết từ thực tiễn cho thấy sự cần thiết cũng như tính khả thi khi thực hiện điều chỉnh tuổi nghỉ hưu theo lộ trình.
(TG)- Vấn đề điều chỉnh tuổi nghỉ hưu đã nhiều lần được đưa ra bàn thảo và lần nào cũng nhận được sự quan tâm trên tất cả các diễn đàn, từ báo chí chính thống đến mạng xã hội. Cũng là điều dễ hiểu bởi đây là chủ đề liên quan thiết thực đến tất cả người lao động.
(TG)-Chính phủ và các bộ, ngành đã có nhiều biện pháp đảm bảo quyền lợi cho người lao động về bảo hiểm xã hội (BHXH) bảo hiểm (BH) thất nghiệp.
Tính đến cuối tháng 4, Hà Nội có 37.557 đơn vị nợ tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (BHXH, BHYT, BHTN) với 559.629 lao động; số tiền nợ phải tính lãi là gần 2.085 tỷ đồng (tăng 1.105 tỷ đồng so với tháng 12/2018).
(TG)-Việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) ở nước ta những năm qua ngày càng tốt hơn, chính sách BHXH cho người lao động (NLĐ) đã và đang được hoàn thiện, song vẫn còn nhiều vấn đề các cơ quan, hệ thống chính trị phải vào cuộc, nhất là tình trạng trốn đóng, nợ đọng và gây bức xúc trong dư luận.
Từ ngày 1/7/2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng. Theo đó, mức đóng - hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) cũng sẽ thay đổi theo hướng tăng lên.
Ở Việt Nam, trải qua nhiều giai đoạn cải cách chính sách BHXH, nhất là từ sau khi khi Bộ luật Lao động, Luật BHXH có hiệu lực, việc thực hiện chính sách BHXH đối với người lao động đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, thực tế thực hiện chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) vẫn tồn tại nhiều vấn đề cần tiếp tục được cải cách trong thời gian tới.