Chủ Nhật, 29/9/2024
Thời sự - Chính trị
Thứ Hai, 17/11/2008 22:7'(GMT+7)

Bão số 10 vào địa phận Khánh Hoà – Ninh Thuận và suy yếu thành áp thấp

Đường đi của bão số 7. Ảnh Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn TW

Đường đi của bão số 7. Ảnh Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn TW

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Trung ương, tổng lượng mưa tính đến 16 giờ chiều nay ở một số nơi như sau: Phú Lâm (Phú Yên) 105mm; TP. Nha Trang (Khánh Hòa) 138mm; Bà Râu (Ninh Thuận) 177mm; Phương Cựu (Ninh Thuận) 130mm;....

Hồi 16 giờ ngày 17/11, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 11,9 độ Vĩ Bắc; 108,8 độ Kinh Đông, trên địa phận các tỉnh Khánh Hoà – Lâm Đồng. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp đã giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39 km một giờ).

Trong 24 giờ tới, vùng áp thấp này tiếp tục di chuyển về phía Tây, suy yếu và tan dần. Do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp, ở các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ có mưa to đến rất to; Các tỉnh Nam Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to.

Thiệt hại bước đầu

Theo tổng hợp bước đầu của Vietnamnet, tại Khánh Hòa, bão số 10 đã làm chết 2 người ở Thị xã Cam Ranh. Đó là anh Nguyễn Tân Hoà (22 tuổi, ở phường Cam Phú) bị điện giật khi trèo lên mái nhà tôn để chằng giữ và anh Nguyễn Thiện Lê ở phường Cam Nghĩa bị nước cuốn khi tham gia chống lũ.

Toàn tỉnh Khánh Hoà đã có 90 tàu thuyền bị chìm, nhiều nhất là huyện Ninh Hoà (42 chiếc), Nha Trang (38 chiếc). Thị xã Cam Ranh đã di dời khẩn cấp 906 hộ với hơn 3.000 nhân khẩu ở khu vực tâm bão đi qua và vùng hạ lưu hồ Sông Trâu (thôn Mỹ Thạnh, Cam Thịnh Đông) đến nơi an toàn nhằm tránh thiệt hại do bão và do nước lũ có thể dâng cao khi xả lũ hồ Sông Trâu.

Một số nhà dân ở huyện miền núi Khánh Sơn bị tốc mái, nhưng chưa thống kê được.

Đến chiều 17/11, hầu hết hồ đập trên địa bàn Khánh Hoà như hồ Suối Dầu, hồ Cam Ranh, hồ Đá Bàn… đã phải xả lũ ở mức tối đa, gây dâng nước ở một số vùng hạ lưu.

Ban phòng chống bão lụt tỉnh Khánh Hòa cho biết, mưa lớn do áp thấp nhiệt đới đã làm nước sông Dinh (huyện Ninh Hòa) dâng trên mức báo động 3. Lũ tràn nhiều điểm giao thông xung yếu.
Với tỉnh Khánh Hòa, đây là cơn bão hàng chục năm mới vào Nha Trang nên rất có thể người dân chủ quan. Bão số 10 sẽ vào đổ bộ vào các tỉnh phía Nam từ hôm nay với sức gió mạnh cấp 6, cấp 7 ở các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ; vùng gần tâm bão cấp 8, cấp 9, giật cấp 10 và có mưa to đến rất to.

Bà Nguyễn Lan Châu cho biết thêm, đợt mưa bão này không lớn như xảy ra ở miền Bắc đầu tháng 11, nhưng lượng mưa lớn nên mực nước các sông sẽ lên. Đặc điểm của các tỉnh phía Nam là sông nhỏ nên mực nước sẽ lên mức báo động 3.

Tại Phú Yên, 13 giờ chiều ngày 17/11, trực ban tác chiến Bộ đội Biên phòng cho biết tàu mang số hiệu PY 90874 TS có 9 lao động trên tàu, do ông Đặng Ngọc Đánh, trú phường Phú Đông TP Tuy Hòa bị hỏng máy khi đang trên đường chạy về Phú Yên tránh bão. 

Sau khi bị hỏng máy, tàu của ông Đánh được tàu PY 91043 TS do ông Hùynh Tấn Phát (SN 1973), tiếp cận được và lai dắt. Tuy nhiên, do sóng to gió lớn, tàu ông Phát không thể lai dắt tàu ông Đánh vào bờ.
 
Vào khoảng 14 giờ 17/11, một cơn lốc xoáy mạnh đã làm tốc mái hơn 40 ngôi nhà của người dân ở thôn Uất Lâm xã Hòa Hiệp Bắc. Có một người bị thương nhẹ. Ngoài ra, lốc còn làm đổ nhiều cây cối, đứt, hư hại nhiều tuyến dây điện sinh hoạt trong vùng.
 

Từ tối qua (16/11) và ngày hôm nay (17/11), toàn tỉnh Phú Yên tiếp tục mưa lớn, mực nước các sông đang lên lại, trong khi đó bão số 10 đang vào gần bờ. 

Được biết, tỉnh Phú Yên hiện còn 18 tàu với 160 lao động đang hoạt động ở vùng biển phía Nam không thể vào bờ. 
 

Từ tối qua (16/11) và ngày hôm nay (17/11), toàn tỉnh Phú Yên tiếp tục mưa lớn, mực nước các sông đang lên lại, trong khi đó bão số 10 đang vào gần bờ.

Được biết, tỉnh Phú Yên hiện còn 18 tàu với 160 lao động đang hoạt động ở vùng biển phía Nam không thể vào bờ.

Tại Đà Nẵng, ông Lê Văn Tấn, Đội trưởng Đội cứu hộ biển (thuộc Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng) cho hay, khoảng 8h sáng 17/11, hai khách du lịch từ Hà Nội vào là vợ chồng anh Phan Trọng Hanh và chị Vũ Thanh Thuỷ đã được các nhân viên cứu hộ biển cứu sống ở bãi tắm Mỹ Khê sau khi bị rơi vào một vùng nước xoáy và uống khá nhiều nước!

Phát hiện vợ chồng anh chị Phan Trọng Hanh bơi ra quá xa khỏi khu vực giới hạn dành cho khách tắm biển, các nhân viên cứu hộ đã phất cờ báo hiệu cho họ phải quay vào.

Lúc này, biển đang có sóng rất lớn do ảnh hưởng của thời tiết mưa bão trên biển Đông. Trên đường quay vào bờ, do gặp sóng lớn, cả hai vợ chồng đã rơi vào một vùng nước xoáy và bị cuốn đi. Ngay lập tức, hai nhân viên Đội cứu hội biển Đà Nẵng lao ra cứu vớt.

Tại Ninh Thuận, lúc 4giờ 30 ngày 17/11/2008 do ảnh hưởng cơn bão số10, mưa tại tỉnh Ninh Thuận kéo dài 12 giờ liền, lượng mưa trên 200mm. Một số đường giao thông trong thành phố Phan Rang - Tháp Chàm nước ngập tràn mặt đường do không thoát kịp.

Đường 21/8, khu vực Tỉnh Đoàn ngập một đoạn gần 300m, nước dâng cao toàn bộ mặt đường đến gần cả mét. Đặc biệt trên đường Thống nhất, ngay trước mặt UBND tỉnh đến 18 giờ nước đã không có chỗ thoát, toàn bộ đoạn đường mặt tiền dài trên 200m đã bị ngập, gây khó khăn cho người và phương tiện lưu thông.

Gần sát bùng bình giao lộ đầu đường Thống Nhất –đường 16/4- đường 21/8 đây là trung điểm các tuyến đường có lượng người và xe lưu thông đông nhất đã bị ngập úng từ lúc 12 giờ trưa đến tối 17/11 nước vẫn ngập tràn mặt đường.
Cho đến tối 17/11 tại Ninh Thuận, mưa vẫn chưa ngớt.

Tập trung chống mưa, lũ

Chiều 17/11, Bộ trưởng, Trưởng Ban chỉ đạo PCLB TƯ Cao Đức Phát yêu cầu các tỉnh Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và ĐBSCL chuyển gấp từ đối phó với bão số 10 sang tập trung chống mưa, lũ, úng ngập, sạt lở.

Bộ trưởng Cao Đức Phát nhận định, cơn bão số 10 diễn biến phức tạp, dự báo đổ vào Nam Bộ nhưng lại đi vào phía Nam Khánh Hòa, bắc Ninh Thuận.

Ông yêu cầu toàn bộ các tỉnh khu vực Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và ĐBSCL chuyển sang phòng chống mưa lũ, úng ngập, đề phòng đêm 17/11 sẽ mưa tiếp.

Ngoài ra, các địa phương phải kiểm tra chặt chẽ các hồ chứa và chủ động xả nước, đảm bảo an toàn, nhất là các hồ ở Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định. Công tác dự báo cũng cần chặt chẽ hơn, đưa ra các phương án dự báo khác nhau để địa phương chuẩn bị sẵn sàng.

Điển hình như Khánh Hòa, đến 3h chiều 17/11, vẫn có 20 tàu nhỏ đang di chuyển vào bờ nhưng sóng to quá đã không vào được, phải cầu cứu Bộ đội biên phòng ra giúp. Người dân chủ quan, không chịu kéo tàu thuyền lên bờ khiến Phú Yên, Khánh Hòa có 71 ghe, tàu thuyền nhỏ bị sóng đánh chìm. Bà con ngư dân vẫn ở lại lồng bè nuôi tôm hùm.

Bộ trưởng Phát cho rằng, may mà bão không lớn, nếu không Khánh Hòa sẽ thiệt hại nặng nề.

Họp giao ban Ban chỉ đạo PCLB TƯ chiều 17/11, Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV TƯ Bùi Minh Tăng cho biết, bão số 10 di chuyển với tốc độ rất nhanh, theo hướng tây tây bắc. Đến 16 chiều 17/11, tâm bão đã ở giữa Cam Ranh và Phan Rang.

Tuy nhiên, khoảng 10h sáng 17/11, các tỉnh này đã phải hứng gió mạnh cấp 5, cấp 6, giật cấp 8, cấp 9. Mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to trên 100mm ở một số nơi thuộc các tỉnh từ Bình Định đến Ninh Thuận, gây ngập một số tuyến đường ở TP. Nha Trang và thị trấn Ninh Hòa (Khánh Hòa).

Theo ông Tăng, bão số 10 "chạy" nhanh nhưng cũng sớm tan, nó đã suy yếu thành một vùng áp thấp. Tuy nhiên, với sự tác động của không khí lạnh tràn xuống miền Trung ngày 18/11, khu vực ven biển Nam Trung Bộ dự báo sẽ còn mưa rất to.

Theo đại diện Bộ đội biên phòng, đến 16h chiều 17/11, lực lượng này đã kêu gọi được 33.767 tàu/152.510 phương tiện từ Phú Yên đến Kiên Giang neo đậu an toàn.


PV- (Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ vănTW, Vietnamnet)

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất