Thứ Bảy, 28/9/2024
Diễn đàn
Thứ Ba, 3/11/2009 18:55'(GMT+7)

Bớt sai lệch nhưng vẫn thiếu khách quan

Việt Nam luôn coi tín ngưỡng-tôn giáo là nhu cầu chính đáng của người dân (Ảnh minh họa).

Việt Nam luôn coi tín ngưỡng-tôn giáo là nhu cầu chính đáng của người dân (Ảnh minh họa).


Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ viết rằng, Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện xây dựng cơ sở tôn giáo, do đó có thêm nhiều nghìn thầy tu, nữ tu sĩ, mục sư và sư sãi được đào tạo. Chính quyền đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tôn giáo được thành lập mới và đăng ký hoạt động. Giáo hội Công giáo và các Hội Thánh Tin lành đều thông báo rằng, điều kiện thực thi tôn giáo của họ đã tốt hơn và tự do hơn. Các sự kiện tôn giáo lớn với hơn 10 nghìn tín đồ tham dự của Phật giáo, Công giáo và Đạo Tin lành đã được tổ chức. Giáo hội Công giáo cho hay, thêm một trường dòng đã được phép thành lập ở tỉnh Nam Định. Phần lớn các tín đồ đều khẳng định họ không bị sách nhiễu khi thực thi tôn giáo. Trong thời gian qua, Nhà nước Việt Nam cũng công nhận thêm nhiều tổ chức tôn giáo mới.

Tuy nhiên, báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn thiếu khách quan khi viết rằng, tự do tôn giáo tại Việt Nam “còn tồn tại một số vấn đề đáng lưu tâm” như: “nhà nước giám sát chặt chẽ các tổ chức tôn giáo”, “người theo đạo Thiên chúa bị phân biệt đối xử trong cơ quan nhà nước”, “một số nhà hoạt động tôn giáo bị cách li và sách nhiễu”, “việc thực thi các quy định pháp luật liên quan đến tôn giáo gặp nhiều trở ngại ở địa phương”...

Thực tế, từ trước tới nay, tôn trọng tự do tôn giáo là một chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam. Nhà nước coi tín ngưỡng - tôn giáo là nhu cầu chính đáng của người dân; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động hợp pháp của các tổ chức tôn giáo; bảo hộ các tổ chức này bằng pháp luật, trên nguyên tắc bình đẳng.

Ở Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng - tôn giáo, thờ cúng được quy định rõ trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật, phù hợp với luật pháp quốc tế. Nhà nước Việt Nam cũng luôn đặt ưu tiên cho việc hoàn thiện hệ thống các văn bản luật pháp liên quan đến tôn giáo. Vì vậy, cùng với việc thường xuyên rà soát các văn bản luật và quy định của Nhà nước ở tất cả các cấp, từ trung ương đến địa phương, Ban Tôn giáo Chính phủ là cơ quan quản lý nhà nước ở cấp Trung ương, thực hiện thường xuyên chức năng kiểm tra - thanh tra việc thực hiện các quy định về đảm bảo tự do sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng ở các cấp địa phương. Những sai phạm của chính quyền hoặc cán bộ ở cơ sở đều được xử lý kịp thời để đảm bảo thuận lợi cho sinh hoạt tôn giáo của mọi người dân.

Bên cạnh đó, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và bằng các biện pháp hành chính, việc phổ biến và giáo dục chính sách - pháp luật cho cán bộ chính quyền làm công tác tôn giáo từ cấp Trung ương tới địa phương cũng như cho các chức sắc và tín đồ tôn giáo được coi là một trọng tâm. Chính phủ đã tổ chức các lớp tập huấn về tôn giáo cho cán bộ làm việc ở các cấp chính quyền cơ sở. Người dân được tiếp cận với nhiều thông tin trong lĩnh vực tôn giáo và ngày càng hiểu biết rõ về những quy định pháp luật liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong sinh hoạt tôn giáo. Ở Việt Nam không có ai bị cách li hay sách nhiễu do hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật./.

(Theo: QĐND)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất