Thứ Bảy, 28/9/2024
Nghiệp vụ công tác tuyên giáo
Thứ Hai, 9/8/2010 16:26'(GMT+7)

"Cán bộ tuyên giáo phải là người dẫn chương trình của Đảng"

Kể kỷ niệm một lần đi huyện để phổ biến, quán triệt Nghị quyết của Đảng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt của địa phương, đồng chí Thái Hòa cho biết: “Lần đó đi phổ biến nghị quyết cho những đồng chí là những người am hiểu, đang chỉ đạo và điều hành hoạt động, nhiều kinh nghiệm trong thực tế thật là khó khăn cho cán bộ tuyên giáo trẻ như tôi. Vượt qua những bối rối ban đầu, tôi lấy lại bình tĩnh và quyết tâm vào cuộc”.

Buổi phổ biến đó cuối cùng đã rất thành công, được nhiều người hoan nghênh. Kết thúc buổi phổ biến đó, đồng chí Bí thư Huyện ủy đã bắt tay đồng chí Thái Hòa và nói: “Tốt lắm, người cán bộ tuyên giáo phải là người dẫn chương trình của Đảng”.

Câu nói đó đã như tiếp thêm sức mạnh, kinh nghiệm để đồng chí Thái Hòa tiếp tục làm tốt hơn công việc của mình, luôn nêu cao trách nhiệm “phải làm thế nào để dẫn chương trình của Đảng thật tốt”. Qua hơn 30 năm làm công tác tuyên giáo, đồng chí đã khái quát ra 7 vấn đề cơ bản mà người báo cáo viên nên làm trước khi trình bày một vấn đề:

- Phải nghe nhiều, đọc nhiều, tích lũy kiến thức. Khi đi phổ biến các chỉ thị nghị quyết, cán bộ phải nắm được cốt lõi, tinh thần của nghị quyết một cách nghiêm túc để không phổ biến chệch tinh thần của nghị quyết.

- Nên xây dựng đề cương trước khi đi phổ biến nghị quyết, nhằm đảm bảo tính chắc chắn cho người báo cáo viên khi trình bày vấn đề. Đề cương cũng có tác dụng làm cho người nghe cảm thấy được tôn trọng khi người nói “Nói có sách, mách có chứng”.

- Phải biết chọn lọc, tìm ra những nội dung trọng tâm, những điểm nhấn của phần mình định trình bày. Tránh tình trạng nói đều đều, không đọng lại ở người nghe điều gì.

- Khi đi báo cáo, phải sử dụng các tài liệu, tư liệu, làm phong phú hơn cho bài giảng của mình.

- Khi trình bày, giọng điệu, âm lượng, âm thanh, cường độ, ngữ điệu, ngữ cảnh nên xem xét kỹ, dùng từ ngữ như thế nào, phù hợp với từng đối tượng người nghe, có những tác động, ảnh hưởng đúng lúc, đúng chỗ.

- Sau mỗi lần trình bày, phải có phần kết luận, kể cả bài nói và bài viết. Kết luận đó có tác dụng hệ thống lại toàn nội dung trọng tâm của vấn đề được trình bày, giúp cho người nghe hiểu được cái cốt lõi, kiểm nghiệm cho họ đã thu nhận được những gì sau buổi nói chuyện, bổ sung cho họ những điều còn thiếu.

- Phải có tính định hướng. Đã là người cán bộ tuyên giáo, phải có sự định hướng, không phải để người nghe muốn hiểu thế nào thì hiểu.

Đạt giải C trong Cuộc thi “Tìm hiểu 80 năm truyền thống công tác tuyên giáo của Đảng” với bài viết “Kỷ niệm sâu sắc khi phổ biến quán triệt nghị quyết của Đảng”, đồng chí tâm sự: “Giải thưởng chính là nguồn động viên, khích lệ để những thế hệ cán bộ tuyên giáo yêu và làm tốt hơn công việc của mình”.

Chắc chắn, những bài học kinh nghiệm của đồng chí Thái Hòa trên đây sẽ rất hữu ích đối với những người làm công tác tuyên giáo./.Thu Hằng

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất