Tiến sĩ Phạm Thọ Dược, Viện trưởng Viện Vệ
sinh Dịch tễ Tây Nguyên cho biết: Những năm gần đây, trên thế giới, số
lượng các bệnh truyền nhiễm có xu hướng gia tăng, tính chất nguy hiểm và
diễn biến phức tạp. Đặc biệt xuất hiện một số bệnh truyền nhiễm mới nổi
như Ebola, MERS-CoV, SARS, cúm A(H5N1), cúm A(H1N1)... là những bệnh
lây lan cao trong cộng đồng.
Ngày 6/10, tại thành phố Đà Nẵng, Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên tổ chức hội nghị "Chia sẻ thông tin phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực biên giới". Đại diện lãnh đạo Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên, Sở Y tế các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắk, Đắk Nông và thành phố Đà Nẵng, cùng đại diện lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Attapư (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) và Sở Y tế tỉnh Rattanakiri (Vương quốc Campuchia) tham dự hội nghị.
Tiến sĩ Phạm Thọ Dược, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên cho biết: Những năm gần đây, trên thế giới, số lượng các bệnh truyền nhiễm có xu hướng gia tăng, tính chất nguy hiểm và diễn biến phức tạp. Đặc biệt xuất hiện một số bệnh truyền nhiễm mới nổi như Ebola, MERS-CoV, SARS, cúm A(H5N1), cúm A(H1N1)... là những bệnh lây lan cao trong cộng đồng. Vì vậy, công tác kiểm dịch y tế và chia sẻ thông tin về các bệnh truyền nhiễm ở khu vực biên giới giữa Việt Nam - Lào và Campuchia đóng vai trò quan trọng nhằm ngăn ngừa, bảo vệ, khống chế không để dịch bùng phát và lây lan.
Các đại biểu đã nghe báo cáo về tình hình dịch bệnh truyền nhiễm, tổng quan về dịch bệnh mới nổi, công tác giám sát, đáp ứng và bài học kinh nghiệm đối với các bệnh truyền nhiễm tại các tỉnh biên giới 3 nước. Từ đó, cùng thảo luận, trao đổi, rút ra những bài học kinh nghiệm về kiểm soát các bệnh truyền nhiễm qua đường biên giới, đề xuất những giải pháp hoạt động kiểm soát các bệnh truyền nhiễm qua biên giới thời gian tới.
Theo Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên, tình hình dịch bệnh tại các cửa khẩu của khu vực Tây Nguyên tương đối ổn định, không xảy ra các bệnh dịch truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, sự biến đổi khí hậu toàn cầu đã làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái các loại côn trùng, động vật gây bệnh cho người; cùng với đó sự giao thương ngày càng mở rộng giữa các nước chính là yếu tố góp phần nguy cơ bùng phát dịch bệnh bất cứ lúc nào. Hiện 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia vẫn phải đối mặt với sự bùng phát của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như HIV/AIDS, cúm mùa, sởi, chân tay miệng, dại và cúm gia cầm, đặc biệt là dịch hạch đang có nguy cơ bùng phát trở lại là rất cao. Vì vậy, việc tăng cường trao đổi kinh nghiệm về phòng chống các bệnh truyền nhiễm giữa các quốc gia có chung đường biên giới là rất cấp bách nhằm hạn chế tối đa sự bùng phát các bệnh truyền nhiễm.
Kết quả khảo sát, nghiên cứu của Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên cho thấy, khu vực có 52 loài động vật, chủ yếu là gặm nhấm, trong đó có 12 loài vi khuẩn dịch hạch, các loài này sống chủ yếu xung quanh các khu dân cư, đặc biệt là loài chuột Lắt (vật chủ chính truyền bệnh dịch hạch ở Tây Nguyên). Cụ thể: Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên đã thực nghiên cứu mẫu chuột và bọ chét tại cửa khẩu Lệ Thanh (Gia Lai) kết quả cho thấy, chỉ số bọ chét và tỷ lệ nhiễm bọ chét trên các đàn chuột ở cửa khẩu đều vượt chỉ số quy định của tổ chức Y tế thế giới (WHO). Vì vậy, việc giám sát thường xuyên bật chủ véctơ chuột và bọ chét tại các khu vực cửa khẩu là rất quan trọng và cần thiết, nhằm phát hiện sớm dịch hạch.
Để hạn chế bệnh truyền nhiễm lây truyền qua biên giới 3 nước, nhất là dịch hạch và các bệnh truyền nhiễm mới nổi, ông Ung Rattana, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Rattanakiri (Campuchia) cho rằng, cần tăng cường hoạt động kiểm dịch y tế biên giới, tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe cho nhân dân tại các cửa khẩu. Các nước phối hợp điều tra các bệnh lây truyền từ động vật sang người và các vấn đề y tế cộng đồng khác...Phó Giám Sở Y tế tỉnh Attapư (Lào), Chăm Tha Vông cho biết, hiện nay thông tin về bệnh truyền nhiễm giữa các nước nói chung, các tỉnh có chung đường biên giới nói riêng ít. Vì vậy, cần có sự trao đổi thông tin thường xuyên về bệnh truyền nhiễm giữa các nước để cùng trao đổi, hỗ trợ, giảm thiểu nguy cơ bùng phát của dịch bệnh./.
Đinh Văn Nhiều