Thứ Bảy, 23/11/2024
Diễn đàn
Chủ Nhật, 30/11/2008 12:16'(GMT+7)

Chính sách Dân số - KHHGĐ hợp lý tác động đến cả mẫu số và tử số của chỉ số phát triển

Tích cực truyền thông DS sẽ làm người dân hiểu CS dân số

Tích cực truyền thông DS sẽ làm người dân hiểu CS dân số

 Vì vậy muốn tăng chỉ số tăng trưởng thì tốc độ gia tăng của mẫu số (ở đây là dân số) phải thấp hơn nhiều so với tốc độ gia tăng của tử số (của cải làm ra).

Ví dụ sau đây cho thấy điều này. Từ năm 1930 đến 1990 (biểu 1), sản lượng lương thực nước ta tăng lên 3,78 lần (21488 : 5,7678) nhưng vì trong thời gian tương ứng dân số nước ta cũng tăng 3,77 lần (66,233 : 17,582) nên bình quân lương thực đầu người chỉ tăng 1,8 kg (324,4 kg – 322,6 kg).

Biểu 1. Sản lượng lương thực (thóc) và dân số

Năm

Sản lượng lương thực (Triệu tấn)

Dân số

(Triệu người)

Bình quân/người Kg/người

1930

5,678

17,582

322,6

1990

21,488

66,233

324,4

Nguồn:
- Số liệu kinh tế xã hội của CHXHCN Việt Nam 1960.

- Số liệu thống kê CHXHCN Việt nam 1982, 1990.

Dân số thế giới bùng nổ và cuộc vận động KHHGĐ

Trong một thời gian rất dài, dân số của loài người tăng rất chậm. Không kể thời kỳ mông muội, cách đây 15-16 ngàn năm khi mới xuất hiện con người trên trái đất, chỉ tính từ đầu công nguyên dân số toàn thế giới mới có 260 triệu người. Một nghìn năm sau tăng lên 280 triệu, mãi đến năm 1500 mới đạt 430 triệu.

Nhưng sau đó, có sự bùng nổ dân số trên toàn thế giới. Năm 1950 đã lên tới 3 tỷ người và ngày 11/7/1987, em bé người Nam Tư là công dân thứ 5 tỷ của trái đất. LHQ đã lấy ngày 11/7 hàng năm làm ngày dân số thế giới. LHQ và các tổ chức quốc tế cũng như nhiều quốc gia trên thế giới đã tiến hành cuộc vận động hạn chế sinh đẻ (lúc đầu gọi là sinh đẻ có kế hoạch hoặc KHHGĐ nhưng sau đổi thành DS-KHHGĐ, vì thấy phải xuất phát từ chính sách DS thì cuộc vận động KHHGĐ mới có hiệu quả).

Tuy vậy, năm 2000, DS thế giới đã là 6 tỉ người và dự kiến đến năm 2050 sẽ là 9 tỷ 300 triệu người. Một số quốc gia phát triển sớm không cần tiến hành cuộc vận động này vì người dân của họ đã nhận thức được vấn đề KHHGĐ từ trước. Trong lúc số con trung bình của một phụ nữ trên thế giới là 6-7 con thì từ 1950, số con trung bình của một phụ nữ Pháp đã là 2,73 con. Lúc bấy giờ họ đã tự biết hạn chế sinh đẻ bằng cách không cho tinh trùng của nam tiếp xúc với trứng của nữ trong sinh hoạt vợ chồng.

Sách báo còn nêu, vào thế kỷ 18, một người tên là Condom đã chế tạo một kiểu dụng cụ tránh thai giống như bao cao su hiện nay nhưng bằng ruột cừu. Vì vậy, nhiều nước gọi bao cao su tránh thai là condom. Trình độ phát triển (học vấn, đô thị hoá, công nghiệp hóa, hiện đại hóa...) là viên thuốc tránh thai rất có hiệu quả. Người ta ước tính 99% số dân trên thế giới tăng lên sẽ là từ các nước chưa phát triển. Vì vậy, các nước này buộc phải tiến hành cuộc vận động KHHGĐ trong toàn dân, để nhanh chóng giảm mức sinh.

Một đồng chi cho DS tránh phải chi 7 đồng cho các vấn đề xã hội cơ bản

Để thuyết phục các chính phủ và tổ chức quốc tế dùng kinh phí thích đáng cho công tác này, hiện nay người ta dùng phương pháp tính tỉ lệ chi phí/ lợi ích. Năm 1996, chúng ta đã thuê Future Group của Mỹ là tổ chức duy nhất giúp các nước tính toán vấn đề này và đã kết luận đối với Việt Nam: tỷ lệ chi phí/ lợi ích là 1/7, tức là 1 đồng chi cho công tác KHHGĐ thì tránh được 7 đồng chi cho các vấn đề xã hội cơ bản. Nhưng cách tính này đòi hỏi người xem phải tiếp cận với nhiều con số và nhiều dự báo, nhất là về mặt chi tiêu cho xã hội trong một thời gian dài nên không dễ gây ấn tượng rõ rệt.

Có một cách tính nữa là xuất phát từ việc theo dõi kết quả của công tác KHHGĐ thời gian trước để dự báo sự phát triển của dân số cho thời kỳ sau. Ví dụ từ việc theo dõi kết quả của công tác DS-KHHGĐ Việt Nam từ năm 1978 (là năm Quỹ DS LHQ bắt đầu giúp Việt Nam) đến năm 1990, LHQ đã dự báo về sự phát triển của dân số Việt Nam từ 1990 đến 2025 (biểu 2).

Biểu 2. Dự báo dân số Việt Nam của LHQ năm 1990

Đơn vị tính: Triệu người

Năm

1990

1995

2000

2005

2010

2015

2020

2025

Dân số

66,693

75,410

85,600

97,160

110,025

124,350

140,530

158,895

Nguồn: Dự báo dân số thế giới năm 1990. LHQ, NewYork, 1991, Tr 579.

Theo dự báo này, dân số Việt Nam năm 2005 là 97,160 triệu nhưng theo Tổng cục Thống kê thì dân số của nước ta năm 2005 là 83,106 triệu. Như vậy, do công tác DS-KHHGĐ đã tốt hơn trước nhiều nên đã tránh được số dân là: 14,054 triệu người (97,160 – 83,106). Cách tính này đơn giản dễ thấy, nhưng vì là so sánh số thực với số dự báo cho nên giá trị thuyết phục không cao.

Vì vậy chúng tôi đề nghị tính hiệu quả bằng cách so sánh với các con số thực và nếu có giả định thì cũng giả định trên những con số thực. Chỉ cần so sánh nước ta với 2 nước là Phillippines và Thái Lan, vừa là những nước láng giềng, vừa có số dân và số con trung bình năm 1960 xấp xỉ nước ta (biểu 3) để có những số liệu thuyết phục về những điều nói trên.

Biểu 3. So sánh dân số Việt Nam với Philippines, Thái Lan và Hàn Quốc

1960

1990

2006

Philippines

Dân số (ngàn người)

27,560

60,687

86,954

Số con trung bình (con)

6,61

4,0

3,2

Thái Lan

Dân số (ngàn người)

26,392

55,595

62,520

Số con trung bình (con)

6,39

1,94

1,6

Hàn Quốc

Dân số (ngàn người)

25,003

42,869

48,500

Số con trung bình (con)

5,63

4,7

1,1

Việt Nam

Dân số (ngàn người)

30,172

66,017

84,156

Số con trung bình (con)

6,05

3,8

2,07

Nguồn:
- Population Data Sheet ESCAP.

- Niên giám Thống kê Việt Nam.

Trong thời gian 16 năm (từ 1990 đến 2006) dân số Phillipines tăng 1,43 lần (86,954 : 60,687). Cũng trong khoảng thời gian này dân số Việt Nam chỉ tăng 1,27 lần (84,156 : 66,017). Được như vậy là nhờ công tác DS-KHHGĐ nước ta có kết quả tốt hơn Phillipines (giảm từ 3,8 con xuống còn 2,07 con, trong lúc Phillipines chỉ giảm được từ 4 xuống 3,2 con).

Nếu dân số Việt Nam cũng tăng 1,43 lần như Phillipines thì dân số Việt Nam năm 2006 sẽ khoảng 94 triệu người (66,017 x 1,43). So sánh như vậy để thấy, công tác DS-KHHGĐ đã giúp nước ta tránh được 10 triệu người. Nhưng nếu so sánh với Thái Lan cũng trong thời gian trên dân số chỉ tăng 1,125 lần (62,250 : 55,595) và nếu dân số Việt Nam cũng chỉ tăng với số lần như Thái Lan, thì dân số nước ta chỉ khoảng 74 triệu (66,017 x 1,125).

Tính chi ly hơn, nếu số con trung bình của Việt Nam đạt 1,94 vào 1990 thì dân số Việt Nam năm 1990 không phải là 66,017 triệu mà chỉ khoảng 64 triệu (30,172 x 2,1 lần) trong đó 30,172 là dân số Việt Nam năm 1960, và 2,1 là số lần dân số Thái Lan tăng từ 1960 đến 1990 (55,595 : 26,392). Được như vậy thì dân số Việt Nam năm 2006 chỉ khoảng 72 triệu (64 x 1,125).

Có thể tránh sinh được nhiều chục triệu người nhờ công tác DS

Tránh được 10 triệu người nếu công tác DS-KHHGĐ chỉ đạt được như Phillipines đã là tốt, nhưng còn tốt hơn nhiều nếu tránh được thêm 12 triệu người nữa (nếu công tác DS-KHHGĐ làm tốt như Thái Lan). Còn một nước nữa, cũng nên so sánh là Hàn Quốc. Tuy họ có ở xa ta hơn Thái Lan và Phillipines nhưng năm 1960 cũng gần ta về số dân, số con trung bình của một phụ nữ (biểu 3). Họ cũng khởi xướng cuộc vận động KHHGĐ cùng lúc với ta (Việt Nam cuối 1961, Hàn Quốc đầu 1962). Họ cũng là một nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo.

Một vấn đề làm nhiều người băn khoăn khi so sánh với Hàn Quốc là trình độ phát triển của họ hiện nay đã quá cao (đứng thứ 11 thế giới, và tổng thống mới đắc cử còn đề ra mục tiêu đưa Hàn Quốc lên hàng thứ 7 của thế giới) nhưng theo các số liệu đã đăng tải thì năm 1960, GDP/người của Hàn Quốc và của Việt Nam xấp xỉ nhau, khoảng 90 USD.

Có tài liệu còn nói cụ thể GDP/người của Hàn Quốc lúc đó là 87 USD/người. Các bài viết của nhiều tác giả Hàn Quốc hiện nay cũng khẳng định GDP/người của Hàn Quốc không quá 100 USD vào thời kỳ đó. Chúng tôi cho rằng sự thành công của công tác DS-KHHGĐ đóng góp không nhỏ vào sự phát triển nhanh như vũ bão của Hàn Quốc, vì từ 25 triệu dân năm 1960 đến 2006 chỉ tăng lên đến 48,5 triệu người.

Hàn Quốc dự báo dân số sẽ ổn định ở mức 50 triệu người, tức gấp 2 lần DS năm 1960, Thái Lan dự báo sẽ ổn định ở mức 73 triệu người, gần gấp 3 lần năm 1960, còn Việt Nam đang cố gắng ổn định quy mô DS ở mức 120 triệu, gấp 4 lần DS năm 1960, nhưng nếu từ lãnh đạo đến người dân cứ chập chờn với công tác DS-KHHGĐ như hiện nay thì mục tiêu này không chắc có thể đạt được. Sung sướng và nhẹ nhõm biết bao nhiêu nếu DS nước ta hiện nay chỉ khoảng 55 triệu người và sẽ ổn định ở mức 60 triệu. Điều đó không bao giờ còn có thể xảy ra. Chúng ta đã đánh mất thời gian. Thật đáng tiếc! Suy cho cùng thì những khó khăn mà chúng ta đang gặp trên tất cả các mặt bắt nguồn từ việc phải đi lên từ một nước nghèo nhưng lại đã quá đông dân.

Lợi tức nhân khẩu học có thể đóng góp 1/4 đến 2/5 cho sự tăng trưởng kinh tế

Mục tiêu cuối cùng của cuộc vận động KHHGĐ là ổn định qui mô dân số. Trừ một số rất ít quốc gia như Hoa Kỳ, Australia, Liên bang Nga đất đai còn rộng, tài nguyên thiên nhiên còn nhiều, mật độ dân số chưa cao, chủ trương để dân số phát triển, còn các quốc gia khác trên thế giới đều có chính sách tiến tới ổn định qui mô dân số, tức là tỷ lệ phát triển dân số tiến tới bằng không.

Muốn vậy số con trung bình của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15- 49 tuổi) phải ở mức đủ để tỷ lệ sinh bằng tỷ lệ chết. Mức sinh này gọi là mức sinh thay thế và tỷ lệ nghịch với các hệ số vô sinh và tuổi thọ bình quân, đặc biệt là tuổi thọ bình quân, vì hệ số vô sinh không dao động nhiều. Vì vậy mà nhiều ngàn năm trước, trong điều kiện tuổi thọ rất thấp, người ta đã tính mức sinh thay thế là khoảng 6 con.

Nếu trung bình người phụ nữ không đẻ 6-7 con thì loài người đã bị tiêu diệt. Nhưng trong điều kiện tuổi thọ rất cao như hiện nay, hệ số vô sinh và tuổi thọ đều gần bằng 1 thì trung bình 2 con mà người phụ nữ sinh ra đủ để thay thế cho mình và chồng mình được coi là mức sinh thay thế. Nhưng khi bắt đầu đạt mức sinh thay thế (2 con) dân số vẫn chưa ổn định mà còn tiếp tục tăng (ví dụ Thái Lan đạt mức sinh 1,94 con từ năm 1990 và sau đó tiếp tục giảm xuống còn 1,6 con vào năm 2006 nhưng tỷ lệ phát triển dân số vẫn còn là 0,5%).

Đó là do tỷ lệ sinh cao của những năm trước năm đạt mức sinh thay thế, làm cho số phụ nữ vào độ tuổi sinh đẻ cao hơn số ra khỏi độ tuổi này, do đó dù tất cả phụ nữ đều sinh 2 con thì dân số vẫn tiếp tục tăng, trung bình trong khoảng 30 năm nữa, tức bằng số năm có khả năng sinh đẻ trong cuộc đời của người phụ nữ. Chỉ có giảm số con trung bình xuống dưới mức sinh thay thế thì mới rút ngắn được khoảng thời gian này, nhưng như vậy thì tỷ lệ phát triển dân số sẽ không dừng ở số không, mà tiếp tục giảm xuống dưới không. Điều này đưa đến bất hợp lý về cơ cấu tuổi của dân số, tỷ lệ người già tăng nhanh, tỷ lệ trẻ em giảm (biểu 4) dẫn tới sự suy giảm qui mô dân số.

Biểu 4. Số con trung bình và tỷ lệ dân số trẻ và già năm 2005

Con số trung bình

Tỷ lệ DS dưới 15 tuổi

Tỷ lệ dân số trên 65 tuổi

Tuổi thọ bình quân

Thế giới

2,7

29

7

67

Châu Á

2,5

29

6

68

Châu Âu

1,4

16

16

75

Nhật Bản

1,3

14

20

82

Việt Nam

2,1

26,3

7,0

73

Nguồn:
- World Population Data Sheet 2005, PRB, USA.

- Kết quả điều tra biến động dân số Việt Nam, 2005.

Chỉ số già hoá dân số là tỷ số giữa phần trăm số người trên 65 tuổi so với phần trăm số người dưới 15 tuổi trong cơ cấu dân số. Theo biểu 4 thì chỉ số già hoá dân số chung toàn thế giới là 0,24 (7: 29), của châu Á là 0,2 (6: 29), của châu Âu là 1 (16: 16).

Nhật Bản được coi là nước có chỉ số già hoá dân số cao nhất là 1,43 (20: 14). Người ta ước tính dân số châu Âu sẽ giảm từ 727 triệu (2000) xuống 603 triệu (2050) và Nhật Bản sẽ giảm từ 127 triệu xuống còn 109 triệu trong khoảng thời gian nói trên. Điều này kéo theo nhiều vấn đề về an sinh xã hội không dễ giải quyết. Vì vậy mà chính sách DS-KHHGĐ của nước ta là chính sách 2 con, một mặt vận động người có điều kiện sinh đẻ bình thường thì “dừng ở 2 con”, nhưng mặt khác giúp đỡ người vô sinh (do bệnh lý hoặc do không có gia đình) sinh 2 con nếu họ muốn. Chính sách này chấp nhận thời gian tiến tới ổn định dân số dài hơn và qui mô dân số ổn định ở mức cao hơn, nhưng tránh được nhiều khó khăn về an sinh xã hội, nhằm tạo ra sự quá độ nhân khẩu học hợp lý.

Chúng ta nhận thức rằng công tác DS-KHHGĐ không chỉ tác động vào mẫu số mà nếu biết tiến hành cuộc vận động một cách hợp lý thì còn tác động vào cả tử số của phân số biểu thị chỉ số phát triển của đất nước như đã nói ở trên.

Hiện nay, do kết quả của công tác DS-KHHGĐ nên chỉ số già hoá của dân số Việt Nam có tăng lên một ít và bằng 0,27 (xem biểu 4), tức là đang trong giai đoạn quá độ nhân khẩu học. Người ta đã tổng kết trong thời kỳ quá độ này nếu Chính phủ biết thi hành chính sách giáo dục tốt để biến dân số trẻ thành lực lượng lao động có văn hóa; chính sách kinh tế tốt để lực lượng lao động trẻ được đào tạo tìm được việc làm có năng suất cao và chính sách quản lý tốt nhằm tăng cường qui phạm pháp luật, cải thiện hiệu quả của các hoạt động của chính quyền, chống tham nhũng,... thì sẽ tận dụng được điều gọi là “lợi tức nhân khẩu học”. Người ta ước tính lợi tức nhân khẩu học có thể đóng góp từ 1/4 đến 2/5 cho sự tăng trưởng của các nước này. Trái lại, nếu không có các chính sách hữu hiệu thì có thể bỏ lỡ cơ hội tăng trưởng kinh tế, thậm chí tăng nguy cơ thất nghiệp, tăng tỷ lệ tội ác và mất ổn định chính trị.

Mức sinh thay thế 2 con là chuẩn vàng của chính sách DS Việt Nam

Từ những điều nói trên, mức sinh thay thế hai con được coi là chuẩn vàng của chính sách DS-KHHGĐ của Việt Nam. Ngoài ý nghĩa về dân số học, mức sinh thay thế 2 con còn có ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Mục tiêu 2 con của chính sách trở thành chỉ tiêu số con của từng cặp vợ chồng (có thể nói thành công của thập niên 90 một phần do đã đưa mức sinh thay thế 2 con trở thành mục tiêu của chính sách DS-KHHGĐ trong Nghị quyết TƯ 4, khóa 7 và đã tuyên truyền mạnh vấn đề này).

Khi đã đạt mức sinh thay thế 2 con thì nội dung của công tác DS-KHHGĐ về mặt số lượng là vận động, thuyết phục và tạo điều kiện về phòng tránh thai để các cặp vợ chồng không sinh con thứ 3. Chỉ cần theo dõi tỷ lệ sinh con thứ 3, có thể đánh giá được xu thế tăng hoặc giảm tỷ lệ phát triển dân số, giúp cho việc nhận biết kết quả của công tác DS-KHHGĐ nhanh và ngay trong từng địa phương trước khi có số liệu của cơ quan thống kê.

Có thể nói, chúng ta đã nhận thức vai trò KHHGĐ từ rất sớm. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký quyết định thành lập Ban Sinh đẻ có kế hoạch, triển khai cuộc vận động hướng dẫn sinh đẻ từ ngày 26/12/1961 (vì vậy mà ngày 26/12 hàng năm được lấy là Ngày Dân số Việt Nam), trong lúc Thái Lan bắt đầu cuộc vận động này từ năm 1970. Chúng ta cũng sớm nhận thức được rằng muốn cuộc vận động KHHGĐ có bài bản và thành công phải xuất phát từ chính sách dân số, nên đã chuyển Ủy ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em và sinh đẻ kế hoạch thành Ủy ban Quốc gia DS-KHHGĐ từ năm 1984.

Trong lúc Trung Quốc mới chuyển từ Ủy ban Nhà nước Trung Quốc về KHHGĐ sang Ủy ban Nhà nước Trung Quốc về DS-KHHGĐ năm 2005. Các đồng chí làm công tác dân số của Trung Quốc còn nói vui với đồng nghiệp của ta là họ đã nhận thức vấn đề này sau Việt Nam. Nhận thức sớm là đáng quí, nhưng sớm biến nhận thức thành kết quả mà trước mắt là, từ người lãnh đạo đến người dân, chúng ta quyết cùng nhau góp sức để tác động một cách có hiệu quả vào cả mẫu số và tử số của chỉ số phát triển, đưa đất nước ta sớm thoát khỏi là nước nghèo, đó mới là điều cần cho cuộc sống.

Theo GS. Mai Kỷ - Nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm UB Quốc gia DS-KHHGĐ  (Giađinh.net)

 

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất