Thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Việt Nam đã và đang tiếp tục tham gia, đóng góp vào các trụ cột hợp tác cơ bản của LHQ, góp phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đối ngoại một cách thiết thực, hiệu quả.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam đã giành được những thành tựu có ý nghĩa to lớn, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Điều này giúp chúng ta chủ động tham gia vào xây dựng, bảo đảm an ninh, hòa bình trong khu vực và trên thế giới, từ đó thực hiện tốt nhiệm vụ mà Đại hội Đảng lần thứ XII xác định,“chủ động tham gia và phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là ASEAN và Liên hợp quốc (LHQ)”.
Đường lối đối ngoại là một bộ phận trong đường lối lãnh đạo chung của Đảng ta, ở mỗi giai đoạn cách mạng có mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể và góp phần phục vụ đường lối đối nội.
Qua hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng có ý nghĩa lịch sử trên các lĩnh vực của đời sống xã hội: Kinh tế tăng trưởng khá, chính trị ổn định, quốc phòng, an ninh được tăng cường, văn hóa-xã hội có bước phát triển mới; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện; quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng, đi vào chiều sâu, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.
Xuất phát từ các đánh giá về môi trường quốc tế và yêu cầu của đất
nước, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng nêu rõ nhiệm vụ đối ngoại hiện nay
là “giữ vững môi trường hòa bình ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn
lực bên ngoài để phát triển đất nước…; kiên quyết, kiên trì đấu tranh
bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của
Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa;
nâng cao vị thế, uy tín của đất nước và góp phần vào sự nghiệp hòa bình,
độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”. Trong tổng
thể chính sách chung đó, Đảng ta cũng xác định “chủ động tham gia và
phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là ASEAN và Liên hợp
quốc”.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Việt Nam đã và đang tiếp tục
tham gia, đóng góp vào các trụ cột hợp tác cơ bản của LHQ, góp phần
hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đối ngoại một cách thiết thực, hiệu
quả.
Việt Nam đã hoàn thành tốt nhiệm vụ khi tham gia vào các tổ chức
của LHQ, như: Hội đồng Bảo an (HĐBA) (nhiệm kỳ 2008-2009), Hội đồng Kinh
tế-Xã hội (1998-2000 và 2016-2018), Hội đồng Nhân quyền (2014-2016),
Hội đồng Chấp hành UNESCO (2015-2019), Ủy ban Luật pháp quốc tế
(2017-2021).
Việt Nam cũng đã đẩy mạnh việc cử lực lượng tham gia các
hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ bắt đầu từ tháng 6/2014…
Ở bất cứ
cương vị nào, Việt Nam đều chủ động và tích cực thúc đẩy hòa bình quốc
tế, độc lập, chủ quyền, quyền dân tộc tự quyết, tiến bộ xã hội, bảo đảm
quyền con người...
Tuy nhiên, môi trường quốc tế biến động phức tạp cũng đặt ra nhiều
thách thức, đòi hỏi các nước, trong đó có Việt Nam, phải tích cực tham
gia giải quyết. Việt Nam đã chủ động chuyển từ “tham gia tích cực” sang
“chủ động đóng góp xây dựng, định hình luật chơi chung” khi tham gia vào
các công việc chung của quốc tế nhưng vẫn bảo đảm được các lợi ích
thiết thân của đất nước.
Ngay trước khi kết thúc nhiệm kỳ 2008-2009, Việt Nam đã tiếp tục ứng cử
vào vị trí Ủy viên không thường trực HĐBA nhiệm kỳ 2020-2021. Ngày
25/5/2018, trong cuộc họp của Nhóm châu Á-Thái Bình Dương tại LHQ, các
nước đã nhất trí thông qua đề cử Việt Nam là ứng cử viên duy nhất của
nhóm vào vị trí Ủy viên không thường trực HĐBA (nhiệm kỳ 2020-2021) tại
cuộc bầu cử sẽ được tổ chức vào tháng 6/2019.
Việc Việt Nam lần thứ hai
tham gia quá trình bầu chọn Ủy viên không thường trực của HĐBA LHQ cho
thấy sự kiên quyết của Việt Nam khi tích cực tham gia vào các hoạt động
của LHQ, đặc biệt là cơ quan quan trọng nhất trong việc bảo đảm an ninh
và hòa bình thế giới.
Trong năm 2020, Việt Nam sẽ đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN. “Nếu
trúng cử vào Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020-2021, vai
trò “kép” này sẽ giúp Việt Nam có thêm điều kiện cùng các nước ASEAN
thúc đẩy quan tâm chung của khu vực trong chương trình nghị sự của LHQ",
nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Phạm Quang Vinh nhận định.
Kể từ khi gia nhập ASEAN vào năm 1995 đến nay, Việt Nam luôn coi ASEAN
là một trong những ưu tiên đối ngoại hàng đầu.
Trong gần 25 năm qua,
Việt Nam đã luôn nỗ lực đóng góp vào các công việc chung của ASEAN với
tư cách là một thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm.
Không
chỉ đề xuất và thực hiện các sáng kiến của ASEAN, Việt Nam còn hết sức
coi trọng việc nâng cao nhận thức, hiểu biết của các cơ quan và người
dân, doanh nghiệp trong nước về hiệp hội và nhất là về Cộng đồng ASEAN.
Ngay từ năm 2010, khi đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã đưa
ra chủ đề của năm là “Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn đến hành
động”. Cho đến nay, những hành động thiết thực vẫn được tiếp tục, nhiều
nguồn lực đối ngoại của Việt Nam vẫn được dành cho các nhiệm vụ xây dựng
cộng đồng, trong đó nhấn mạnh mục tiêu lấy người dân làm trung tâm.
“Việt Nam đã cho thấy vai trò rất xuất sắc trong xây dựng Cộng đồng
ASEAN tại chính quốc gia này. Những kinh nghiệm của Việt Nam chắc chắn
sẽ có lợi cho ASEAN khi Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN trong
thời gian tới. Việt Nam rõ ràng là một thành viên chủ động, tích cực
trong các hoạt động hội nhập khu vực và trên toàn thế giới. Việt Nam
đang rất cởi mở học hỏi kinh nghiệm trong quá khứ cũng như thực tiễn tốt
nhất của khu vực và trên thế giới”, ông Peter Girke, Trưởng đại diện
Văn phòng Quỹ Konrad-Adenauer Stiftung (KAS) tại Việt Nam nhận định.
Bên cạnh đó, việc tổ chức thành công Năm APEC 2017 hay mới đây là Hội
nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ-Triều Tiên lần thứ hai là minh chứng sống động
cho thấy hoạt động đối ngoại đa phương của Việt Nam đã được nâng lên tầm
cao mới, qua đó bảo vệ và thúc đẩy hiệu quả các lợi ích chiến lược về
an ninh, phát triển của Việt Nam, đồng thời thể hiện tinh thần “thành
viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”.
Quán triệt và thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, trong thời
gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa
bình, ổn định, phát triển bền vững ở ASEAN và trên thế giới, đồng thời
phát huy ngoại lực sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại; thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh./.
Phương Linh (qdnd.vn)