Thứ Sáu, 27/9/2024
Tin hoạt động
Thứ Sáu, 27/3/2015 9:42'(GMT+7)

Công bố quyết định Di tích lịch sử Trại giam Phú Quốc Di tích Quốc gia đặc biệt

Tra tấn tù nhân ở nhà tù Phú Quốc xưa. Ảnh minh họa

Tra tấn tù nhân ở nhà tù Phú Quốc xưa. Ảnh minh họa

“Trại giam tù binh cộng sản Việt Nam-Phú Quốc”, đó là tên gọi trại giam của cán bộ chiến sĩ cách mạng bị địch bắt giam cầm tù đày tại huyện đảo Phú Quốc mà chính quyền Sài Gòn tay sai của đế quốc Mỹ đặt tên, còn thông thường anh em ta thường gọi là Trại giam tù binh Phú Quốc. Trại giam tù binh Phú Quốc đi hoạt động ngày 06-7-1967 và chấm dứt sau khi Hiệp định Paris được ký kết 27-01-1973. Tính đến tháng 01-1973, trước khi Hiệp định Paris được ký kết, trại giam tù binh Phú Quốc giam giữ trên 30.000 người trong đó chúng đã giết hại hơn 4.000 tù binh. Tháng 12-2008, nhà tù Phú Quốc đã phát hiện một hố chôn tập thể 513 tù binh, tìm thấy chứng tích nhiều tù binh bị đóng đinh lên đỉnh đầu, thái dương, đầu và các khớp xương với nhau hơn 300 cây đinh được tìm thấy, hiện đang lưu giữ tại Di tích Lịch sử Trại giam tù binh Cộng sản Việt Nam/Phú Quốc.
Khoảng cuối năm 1966, đầu năm 1967, Mỹ-ngụy cho xây dựng “Trại giam tù binh cộng sản Việt Nam” tại thung lũng An Thới trên một diện tích rộng khoảng 400 ha, với chiều dài khoảng 5 km, dọc con lộ 46. Trại giam tù binh Phú Quốc có 12 khu, mang tên từ khu 1 đến khu 12. Mỗi khu có 4 phân lô, gọi là A, B, C, D và kèm theo thứ tự như A1, B1, C1, D1 hay A3, B3, C3, D3… riêng 2 khu 1 và 2 chỉ có 2 phân khu nhưng là phân khu đôi số phòng giam bằng hai phân khu khác.
Mỗi phân khu có 9 phòng cho tù binh ở, chi thành 3 dãy, đánh số thứ tự phòng 1 đến phòng số 9, phòng cách phòng dãy cách dãy là 5 mét. Trong những khu bình thường giữa các phòng không có hàng rào, nhưng trong một số phân khu chúng cho là đặc biệt như phân khu B2, phân khu biệt lập C8 giữa các phòng có hàng gào dây kẽm gai và bùng nhùng ngăn cách, chỉ chừa lối đi rộng khoảng 0,8 mét.
Mỗi phân khu, ngoài 9 phòng dành cho tù binh ở, còn có 2 phòng nằm ngang song song phía trước, trong đó có một phòng nằm gần dãy tù binh dành để khi cần gọi tù binh đến thẩm vấn, phạt vạ hoặc làm biệt giam trong phân khu, và khi trong phân khu lập được một đội trật tự thì để cho bọn này ở. Phòng kia dùng làm nhà bếp cho tù binh nấu cơm ăn. Giữa 2 nhà ngang nói trên, địch cho xây một hồ bằng xi măng để chứa nước ăn cho xe bồn chở đến.
Tất cả 11 phòng kể trên đều làm bằng keo sát, nóc tôn, vách tôn. Mỗi phòng bề ngang 5 mét, dài 3 mét, hai đầu chừa hai lối ra vào, bề ngang khoảng 0,8 mét và mỗi bên vách tôn có 4 cửa sổ, dưới vách tôn có khoảng trống chứng 3 tất có rào dây kẽm rai.
Ngoài ra, phía sau các dãy nhà ở của tù bình còn có 2 nhà nhỏ kích thước 5 mét x 10 mét củng bằng vì keo sắt lợp tôn, dùng làm cầu tiêu, hoàn toàn không che chắn, phía dưới mỗi lỗ tiêu đặt nữa chiếc thùng khuy để đựng phân. Mỗi sáng hoặc chiều quân cảnh áp giải tù binh khiêng đi đổ bên ngoài. Nhà cầu cũng là nơi tù binh khiêng nước từ dưới lên tắm. Đối diện nhà bếp và nhà trống là sân điểm danh.
Lúc đầu, chỉ có 2 phòng ngang ở phía trên có tráng nền bằng xi măng, còn tất cả các phòng ở của tù đều nền đất. Nhưng vì phong trào đào hầm vượt ngục nổi lên ở tất cả các phân khu, màng miệng hầm đều ở trong phòng, không thể ở bên ngoài vì trống trải, quân cảnh dễ phát hiện, nên sau này địch cho tráng xi măng phần lớn các nền nhà ở của tù binh để chống việc đào hầm vượt ngục.
Mỗi phân khu có một cửa lớn để ra vào (thường dành cho xe chở nước) và một của nhỏ cho người đi. Bên cạnh cửa ra vào là phòng làm việc của giám thị phân khu, có nơi đặt ở giữa hai hàng rào kẽm rai, có nơi đặt hẳng bên ngoài, cạnh đường xe chạy. Nhà làm việc của giám thị phân khu hoặc trực ở cổng ra vào là nơi để muối ăn, dao làm bếp, búa bửa củi, cuốc xẻng,… Mỗi chiều khi nấu ăn xong cơm nước đều phải mang ra đây. Giám thị không cho để những thứ ấy trong phân khu vì sợ nó trở thành vũ khí lợi hại chống lại chúng.
Xung quanh mỗi khu có nhiều lớp hàng rào dây kẽm gai được can cột dày đặc. Giữa các lớp kẽm gai là 3 lớp bùng nhùng, hai lớp nằm dưới đất một lớp nằm chồng lên bên trong và bên ngoài các hàng rào dây kẽm gai lại có hai hoặc 3 lớp bùng nhùng nữa. Giữa các lớp rào có hệ thống trái sáng,, gài không kín đáo lắm do những nơi này luôn được làm cỏ sạch sẽ. Chung quanh phân khu, bên trên các lớp rào có đèn điện chiếu sáng từ 18 giờ hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau. Giữa các lớp kẽm gai và bùng nhùng có đường đi thông suốt chung quanh để đi kiểm tra, làm cỏ và ban đêm thường thả chó bécgiê hoặc ngỗng đi tuần…
Bộ Chỉ huy trại giam và Ban cố vấn Mỹ do một sĩ quan cấp trung tá phụ trách. Mỗi chủ trương đều phải hỏi ý kiến Ban cố vấn, mọi báo cáo lên cấp trên đề phải gởi Ban cố vấn một bản. Hệ thống cố vấn Mỹ được tổ chức từ Bộ chỉ huy trại giam đến từng tiểu đoàn và khu gia. Từ lúc thành lập đến chấm dứt hoạt động có các tên được cử làm chỉ huy trưởng trại giam như sau: Thiếu tá Đoàn Đức Hải, Trung tác Nguyễn Hữu Phước, Trung tá Phạm Ngọc Thủy, Đại tá Trần Văn Đắc và Trung tác Bùi Bằng Dực. Nổi tiếng những tên ác ôn là trung úy Hiển, đại úy Hoàn Ân, trung úy Lê Minh Hoàng, Trần Văn Nhu, Trần Văn Bảy, Nguyễn Văn Ơn, Lê Văn Hào… Toàn trại có 4 tiểu đoàn quân cảnh, làm nhiệm vụ canh giữ tù binh là Tiểu đoàn 7, 8, 9 và 10. Có lúc chúng tăng thêm 1 đại đội của tiểu đoàn 5. Mỗi tiểu đoàn phụ trách một khu và đại đội trưởng kiêm chức trưởng khu giam.
Nhà tù Phú Quốc là một bằng chứng sống động ghi dấu tội ác vô cùng dã man của chế độ thực dân, đế quốc xâm lược, đồng thời nói lên tinh thần bất khuất đấu tranh kiên cường của các chiến sĩ cách mạng. Tù binh chiến tranh tại nhà tù Phú Quốc đã phải chịu những hình phạt, tra tấn rất dã man như đóng đinh vào tay, chân, đầu; đốt dây kẽm cháy đỏ đâm vào da thịt, đục răng, trùm bao bố chế nước sôi hoặc đổ lửa than, ném vào chảo nước sôi, thiêu sống, chôn sống… Song với ý chí kiên cường, dũng cảm mưu trí, anh em đã đối phó với chúng bằng nhiều hình thức đấu tranh từ thấp đến cao, phân hoá hàng, ngủ địch, diệt ác ôn, tổ chức vượt ngục. Trại giam tù binh Phú Quốc được công nhận là Di tích Lịch sử cấp quốc gia năm 1993. Khu di tích lịch sử nhà tù Phú Quốc ngày nay không rộng, nằm trên khu vực chính nhà lao cũ, có nhà trưng bày hiện vật xây hai tầng và khu trưng bày ngoài trời những hiện vật nguyên gốc và hầu như giữ nguyên vị trí. Những năm qua, tỉnh Kiên Giang đã phục hồi, tôn tạo một số hạng mục công trình như: 5 nhà tiền chế gồm nhà giam, nhà ăn, nhà bếp và hai nhà canh giữ của giám thị; phục hồi đường ngầm vượt ngục, một đoạn hàng rào kẽm gai, chòi canh, chuồng cọp, đài tưởng niệm ở nghĩa địa tù binh và nhà trưng bày bổ sung di tích. 
Trại giam tù binh Phú Quốc được mệnh danh là địa ngục trần gian bởi tội ác của Mỹ ngụy nơi đây khét tiếng tàn ác. Kẻ địch đã bày ra nhiều hình thức, hành hạ người tù dã man, tàn bạo, chẳng khác gì thời trung cổ, cụ thể như: Chuồng cọp kẽm gai, lộn vỉ sắt, đành bằng chày vồ, đánh bằn gậy, đánh bằng roi cá đuối, gõ thùng, đục răng và bẻ răng, lấy móng tay móng chân, bớt com nước, đóng đinh vào người, vào hộp sọ, đục lấy xương bánh chè, nướng sắt đỏ xuyên qua bắp chuối, ném người vào chảo nước xôi, đốt miệng và đốt bộ hạ, chôn sống tù binh, chiều đèn, biệt giam, bỏ người vào bao quăng xuống biển, dàng vàng xiết ốc vít ép vào ngực tù binh cho đến chết…, nhiều lần nổ súng vào trại giam, đặc biệt là ngày 06-5-1972, địch báo và thú nhận đã bắn chết 13 tù binh, bị thương 56 người, nhưng theo anh em phân khu 8 có khoảng 140 người chết và bị thương. Đây là cuộc tàn sát lớn nhất xảy ra tại trại giam tù binh Phú Quốc.
Đế quốc Mỹ và tay sai rất độc ác và xảo quyệt. Chúng dùng mọi cách để dụ dỗ, mua chuộc, lừa gạt, khủng bố, đánh đập, giết chóc, ly gián chia rẽ nội bộ tù binh, dùng tù chính trị, nên tù binh gặp rất nhiều khó khăn gian khổ. Anh em tù binh phần đông còn rất trẻ, chưa được thử thách trong đấu tranh trực diện với địch, chưa có kinh nghiệm chiến đấu trong hoàn cảnh hết sức ngặt nghèo và cũng không có được nhiều những thông tin cần thiết. Nhưng nhờ kiên định lập trường yêu nước, lấy lợi ích của Tổ quốc và nhân dân làm thước đo, mà anh em vượt qua khó khăn nhất là trong cuộc đời chiến đấu của mình. 
Anh, em chiến sĩ ta luôn dũng cảm kiên cường đấu tranh với kẻ thù bằng các hình thức như: đấu tranh chính trị trực diện, tuyệt thực, diệt mật báo và bọn trật tự ác ôn, đánh bắt quân cảnh, trừng trị giám thị, mổ bụng để đấu tranh, đấu tranh chống địch chiêu hồi, chiêu hàng và lập trại tân sinh hoạt để bảo vệ khí tiết cách mạng và tổ chức vượt ngục trở về với cách mạng và nhân dân… có nhiều đồng chí vượt ngục ra tiếp tục chiến đấu, có người trở thành an hùng lực lượng vũ trang nhân dân./.
Kim Thư

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất