Đã thành nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, mỗi dịp Tết đến, Xuân về mọi người đều dành tặng nhau những điều tốt lành nhất. Đầu năm mới, ai cũng ước nguyện cho đồng chí, đồng đội, đồng bào, người thân dồi dào sức khỏe, làm ăn phát đạt, gia đình hạnh phúc, đất nước bình an, phát triển.
Tết thầy đầu năm mới là một nếp sống đẹp, nét văn hóa đặc trưng lưu truyền rộng rãi trong xã hội người Việt từ xa xưa đến nay, thể hiện đạo lý truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn của người Việt Nam.
Xuân Ất Mùi đang về trên khắp mọi miền Tổ quốc thân yêu của chúng ta! Đã trở thành nét đẹp phong tục truyền thống từ hàng ngàn năm nay của người Việt Nam, Tết Nguyên đán là ngày Tết đoàn viên, Tết sum họp gia đình, Tết Nguyên đán cũng là dịp để người lao động được nghỉ ngơi, thư giãn, phục hồi sức khỏe sau một năm làm việc vất vả.
Câu đối dán hai bên bàn thờ tổ tiên ngày Tết là một phong tục giàu chất thơ và chất trí tuệ, một truyền thống văn hóa của ông cha ta. Nhân dịp xuân về, xin mời bạn đọc thưởng thức một số câu đối hay.
Việc quản lý thanh niên trúng tuyển NVQS trước, trong và sau dịp Tết Ất Mùi là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi cấp ủy, chính quyền địa phương, Hội đồng NVQS các cấp và mỗi gia đình có con em lên đường thực hiện NVQS.
Đảng viên đi trước, thời nay, ngoài sản xuất, công tác, học tập, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu… tùy theo cương vị và trách nhiệm của mình... còn phải tiên phong trên mặt trận phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí… Thái độ “mũ ni che tai”, né tránh để yên thân... không phải là thái độ đúng của người đảng viên.
Lời xin lỗi là cần thiết nhưng không nên chỉ dừng lại ở đó, mà cần phải có cả quyết tâm cao độ của các đơn vị trong việc bảo đảm tiến độ thi công, hoàn thành công trình đúng theo kế hoạch đã đề ra để người dân yên tâm.
Việc “thay ngay” những người có trách nhiệm nhưng hoặc là để xảy ra những sự cố đáng tiếc trong lĩnh vực phụ trách; hoặc là không hoàn thành các yêu cầu đề ra… chỉ là một trong những biện pháp quản lý ở các lĩnh vực kinh tế-xã hội… Đó là việc làm bình thường trong mọi nền hành chính.
Hội “chen” thời hiện đại sẽ ngày càng nhiều, nó sẽ không bị cho là nhạt nhẽo, vô bổ, phí công, phí của nếu được tổ chức quy củ, ngày càng phong phú, hấp dẫn.
Chăm lo Tết cho người nghèo, gia đình chính sách, người có công… là một nghĩa cử cao đẹp thể hiện truyền thống tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc. Vì vậy, đây phải thực sự là một việc làm tự nguyện, thiện nguyện, với tình cảm trong sáng và trách nhiệm cao.