Chủ Nhật, 29/9/2024
Giáo dục
Thứ Hai, 16/12/2013 13:35'(GMT+7)

Đắc Lắc nâng cao công tác dạy nghề cho lao động nông thôn

Dạy nghề may theo địa chỉ cho lao động nông thôn

Dạy nghề may theo địa chỉ cho lao động nông thôn

Ngoài ra, Đắc Lắc mạnh dạn triển khai thí điểm một số mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn gồm các nghề Xây dựng dân dụng, Sửa chữa xe gắn máy, Mây tre đan kỹ nghệ... Điển hình là mô hình trồng và khai thác nấm ở Trung tâm dạy nghề huyện Krông Ana. Do không cần dòi hỏi cao về trình độ lại đơn giản dễ áp dụng vào thực tế, kinh phí đầu tư không lớn, dễ chăm sóc, quản lý tại hộ gia đình nên các đối tượng tham gia học nghề đông và thu nhập bình quân 3-4 triệu đồng/người/tháng. Hiện tại mô hình đang được nhân rộng và đã được một số tỉnh thành đến học hỏi kinh nghiệm để triển khai như Kon Tum, Vĩnh Long...

Công tác hỗ trợ lao động nông thôn học nghề luôn được Đắc Lăc chú trọng, hàng năm, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn trên cơ sở các đơn vị dạy nghề thống kê nhu cầu về số lượng và ngành nghề cần học để trình UBND tỉnh quyết định ban hành và phân bổ kinh phí thực hiện. Tính đến nay, toàn tỉnh đã mở được 199 lớp đào tạo nghề cho 6.546 lao động nông thôn, trong đó, các đối tượng hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật đối tượng nhóm 1 học nghề chiếm 82%... Theo thống kê chưa đầy đủ, số lao động nông thôn có việc làm và tự tạo được việc làm sau đào tạo là 4.879 người, chiếm tỷ lệ 74,53%; trong đó nhóm nghề phi nông nghiệp chiếm 52%; nhóm nghề nông nghiệp chiếm 48%...


Có được kết quả nỳ là do, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ động trong nhiều hoạt động, đặc biệt là khâu tuyên truyền, 
phối hợp với các cơ quan liên quan in ấn 276.562 tờ rơi, thực hiện các phóng sự tuyên truyền về dạy nghề về chủ trương và chính sách của Đề án, tập huấn nghiệp vụ cho 1.500 cán bộ xã, phường, thị trấn... Ngoài ra, các tổ chức hội đoàn thể đều thực hiện việc tuyên truyền, vận động và tham gia tư vấn học nghề và tạo việc làm đến các hội viên.


Bên cạnh đó, tỉnh cũng rất chú trọng tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với các cơ sở dạy nghề. Chỉ tính trong 3 năm (2010-2012), 12 cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư 80,455 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương là 63.500 triệu đồng (cơ sở vật chất là 51,5 tỷ đồng, thiết bị là 12 tỷ đồng), ngân sách địa phương là 16,955 tỷ đồng...


Việc triển khai xây dựng các trung tâm và mua sắm thiết bị dạy nghề thực hiện đúng quy định, có các ngành địa phương tham gia xét duyệt từ khâu lập báo cáo kinh tế đến khâu quyết toán kinh phí và đưa vào sử dụng. Kinh phí Dự án đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia Việc làm và Dạy nghề được sử dụng đúng mục đích, góp phần tăng cường và hiện đại hoá thiết bị cho các cơ sở dạy nghề. Tuy nhiên, hiện vẫn còn 2 huyện Krông Pắk và Krông Bông chưa được hỗ trợ đầu tư xây dựng Trung tâm dạy nghề.


Đến nay, c
ác cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh đã xây dựng và ban hành 37 chương trình, giáo trình dạy nghề cho lao động nông thôn ở trình độ sơ cấp nghề (09 chương trình, giáo trình dạy nghề nông nghiệp và 28 chương trình, giáo trình dạy nghề phi nông nghiệp), trong đó chú trọng đến những nghề có thế mạnh, truyền thống của địa phương để đáp ứng nhu cầu sản xuất và tạo việc làm sau đào tạo.


Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề, cho đội ngũ giáo viên, người dạy nghề lưôn được tỉnh chú trọng, trong 3 năm, Đắc Lắc đã tổ chức 22 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề và 06 lớp bồi dưỡng kỹ năng dạy nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề lao động nông thôn với 920 người tham dự, bao gồm đội ngũ giáo viên của các cơ sở dạy nghề và cán bộ chuyên môn của các Trạm Khuyến nông, Khuyến ngư, Bảo vệ thực vật, Thú y, các nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật có tay nghề cao của các doanh nghiệp...


Để giúp Đề án 1956 có lộ trình phát triển bền vững và điều quan trọng hơn cả là người dân có tay nghề, việc làm và thu nhập ổn định, công tác kiểm tra, giám sát cũng được các cấp các ngành ở Đắc Lắc quan tâm với 98 đoàn tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát trên địa bàn. Kết quả, nhìn chung những cơ sở tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn đã triển khai các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn cơ bản đúng theo hướng dẫn, địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức lớp phù hợp với điều kiện và nhu cầu học tập của nông dân.  Các ngành nghề đều xuất phát từ nhu cầu của người học, có sự tư vấn định hướng của các tổ chức Hội đoàn thể, chính quyền địa phương và cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp nên bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực, giải quyết được việc làm và ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất, nuôi trồng góp phần nâng cao đời sống cho nông dân.


Bên cạnh đó, Đắc Lắc cũng 
đã mở 17 lớp đào tạo, bồi dưỡng cho 1.113 lượt cán bộ, công chức xã, trong đó tập trung đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng quản lý, điều hành đã góp phần nâng cao chất lượng cán bộ, công chức xã, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của cán bộ, công chức về tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ, tiêu chuẩn nghiệp vụ của cán bộ, công chức xã, làm cơ sở cho việc đánh giá, tuyển chọn, bố trí sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm, phát huy hiệu quả kỹ năng nghiệp vụ hành chính của cán bộ, công chức trong quá trình thực thi công vụ. Đồng thời, qua đào tạo, bồi dưỡng trình độ cán bộ, công chức xã từng bước được chuẩn hóa theo yêu cầu vị trí, chức năng, nhiệm vụ góp phần bổ sung, kiện toàn bộ máy cấp xã để hoàn thành nhiệm vụ trong tình hình mới.


Theo báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, 3 năm qua, Đắc Lắc đã duyệt cho 910 dự án vay vốn giải quyết việc làm, với tổng số tiền cho vay trên 65 tỷ đồng, thu hút thêm được 3.435 lao động (bình quân mức cho vay khoảng 20 triệu đồng/một lao động)...


Riêng về xuất khẩu lao động, dự kiến đến cuối năm 2013, toàn tỉnh đưa được 2.015 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng. Ngoài ra, tỉnh cũng tổ chức tư vấn việc làm, nghề nghiệp và dạy nghề cho 48.000 lượt người, trong đó số lao động tìm được việc làm là 10.670 người. Kết hợp giữa các chương trình phát triển kinh tế - xã hội cùng với các chương trình, hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho người lao động, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho 76.947 người, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống còn  2,96%, tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn  còn 6,5% vào cuối năm 2013, vượt kế hoạch đề ra.


Tuy nhiên cũng phải thừa nhận trong quá trình triển khai cũng còn một số mặt hạn chế, nguyên nhân là do cơ cấu đào tạo chưa phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt, các ngành nghề công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ trên địa bàn tỉnh không phát triển mạnh. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, số lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp vẫn còn chiếm tỷ lệ cao (khoảng trên 65%). Bên cạnh đó phần lớn lao động nông thôn vẫn còn có điều kiện kinh tế khó khăn, đặc biệt là lao động vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vì vậy, họ chưa mạnh dạn đầu tư cho con em học nghề, học chuyên nghiệp, thêm vào đó có một số lao động có tâm lý không muốn đi làm việc xa nhà, dẫn đến lao động có việc làm nhưng không ổn định, mức thu nhập còn thấp. Nhu cầu vay vốn giải quyết việc làm cao nhưng nguồn vốn chưa đáp ứng được.


Để khắc phục những tồn tại, hạn chế này, những năm tiếp theo, cần phải triển khai đồng bộ với nhiều giải pháp thiết thực, kết hợp hài hòa, linh động giữa cơ chế, chính sách và tình hình thực tiễn của địa phương. Tập trung các giải pháp cơ bản, trước tiên là đẩy mạnh và đa dạng hóa công tác thông tin, tuyên truyền cho hệ thống chính trị từ cấp tỉnh đến cơ sở, các ngành, các cấp cần nhận thức đúng tinh thần trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong công tác lao động việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, để từ đó có kế hoạch, giải pháp cụ thể tham mưu cho các cơ quan chức năng thực hiện tốt, khuyến khích người lao động chủ động trong việc tự học nghề, phù hợp với khả năng, điều kiện kinh tế của mình, chủ động trong việc tự tạo việc làm, đi tìm việc làm phù hợp với năng lực, sức khỏe của mình.


Bên cạnh đó, tỉnh cũng chỉ đạo các ngành có liên quan nghiên cứu, tham mưa để có những chính sách ưu đãi thiết thực hơn thu hút, kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp vào đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh để tạo ra nhiều chỗ làm việc mới cho người lao động. Song song với đó là đầu tư nâng cấp quy mô và nâng cao hiệu quả hoạt động của Sàn giao dịch việc làm, từng bước hiện đại hóa công tác cập nhật, nắm bắt thông tin thị trường lao động để giới thiệu việc làm cho người lao động kịp thời, hiệu quả, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, tổ chức, trang trại xuống địa phương để tuyển dụng lao động. Phối hợp với các cơ quan liên quan, các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các công ty xuất khẩu lao động, các cơ sở dạy nghề có uy tín, làm ăn có hiệu quả có nhu cầu tuyển dụng lao động nhiều để tổ chức các điểm tư vấn nghề nghiệp việc làm và dạy nghề cho người lao động, đặc biệt là lao động ở vùng sâu, vùng xa và vùng dân tộc thiểu số. Có chính sách thu hút các đơn vị có uy tín trong công tác xuất khẩu lao động về phối hợp với chính quyền địa phương để tuyển dụng người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm nhằm phát huy hiệu quả nguồn vốn này, phát hiện những bất cập hoặc những việc làm chưa đúng, rút kinh nghiệm và xử lý triệt để đồng thời tuyên dương những mô hình hay cách làm hiệu quả trong quá trình thực hiện.

Trao đổi về những kiến nghị và đề xuất nhằm triển khai có hiệu quả hơn nữa chương trình việc làm tại địa phương, ông Nguyễn Quang Trường – Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Đắc Lắc cho biết: “Tỉnh đang tập trung đ
ầu tư cơ sở vật chất cho các trường có các nghề trọng điểm đạt cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế. Hỗ trợ phát triển hệ thống dạy nghề nhằm nâng cao năng lực đào tạo lao động có kỹ năng nghề cao, đủ về số lượng, từng bước hợp lý về cơ cấu nghề và cấp trình độ, tạo sự đột phá về chất lượng dạy nghề, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 50%, đào tạo nghề 40% vào năm 2015 và nâng tỷ lệ lao động tìm việc làm qua Trung tâm giới thiệu việc làm trên 30%... Để đạt được những mục tiêu này, tỉnh sẽ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực qua dạy nghề, cho vay vốn giải quyết việc làm, hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, hỗ trợ phát triển thị trường lao động, nâng cao năng lực và nhận thức cho cán bộ quản lý và người lao động… Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đề nghị sớm ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 1201/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề giai đoạn 2012-2015; đồng thời, đề nghị Trung ương cũng như địa phương quan tâm, tạo điều kiện bổ sung kinh phí thuộc nguồn ngân sách địa phương năm 2013 và bố trí kinh phí các năm tiếp theo giúp chương trình được triển khai đúng tiến độ và đạt hiệu quả cao nhất...”

(Nguồn: Bộ LĐ, TB & XH)


Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất