Thứ Sáu, 27/9/2024
Tuyên giáo các cấp
Thứ Ba, 15/5/2012 10:21'(GMT+7)

Đảng bộ huyện Mường Ảng – Điện Biên: Chăm lo “công việc gốc của Đảng”

Phát triển cây cà phê ở Mường Ẳng: Ảnh: ĐQ

Phát triển cây cà phê ở Mường Ẳng: Ảnh: ĐQ

Huyện Mường Ảng được thành lập trên cơ sở chia tách Huyện Tuần Giáo thành hai huyện: Tuần Giáo và Mường Ảng, đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 4 năm 2007, với 9 dân tộc anh em cùng sinh sống, dân số hơn 4,2 vạn người, gồm 10 đơn vị hành chính. Khi mới thành lập có 11 chi, Đảng bộ trực thuộc với 853 đảng viên; hiện nay Đảng bộ huyện có 38 chi, Đảng bộ trực thuộc với hơn 1.600 đảng viên. Xác định vai trò của cán bộ và công tác cán bộ - 5 năm qua Đảng bộ huyện Mường Ảng thường xuyên quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ - chăm lo " Công việc gốc của Đảng".

Mường Ảng xuất phát t
ừ thực tế là một huyện nghèo đặc biệt khó khăn, khi mới thành lập, đội ngũ cán bộ cấp huyện, cấp xã vừa thiếu lại vừa yếu. Trước yêu cầu nhiệm vụ, để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, Ban chấp hành Đảng bộ huyện xác định: Tập trung cho công tác xây dựng Đảng mà trước hết phải chăm lo cán bộ và công tác cán bộ và phải bắt đầu từ đảng viên và tổ chức cơ sở Đảng. Huyện tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng đảng cho cấp ủy viên, Bí thư các chi, đảng bộ, cán bộ làm công tác dân vận, tuyên giáo, kiểm tra, tổ chức, văn phòng với 12 lớp hơn 600 lượt đồng chí. Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện mở 20 lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng và Đảng viên mới với gần 800 đồng chí. Mở 40 lớp bồi dưỡng theo chuyên đề cho cán bộ làm công tác Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể: Thanh niên, Phụ nữ, Cựu chiến binh, Nông dân, công đoàn cùng kiến thức nhà nước, pháp luật, quốc phòng - an ninh cho gần 2.000 lượt cán bộ. Sau 5 năm, Đảng bộ kết nạp gần 600 đảng viên, “xóa” 5/7 bản chưa có đảng viên.

Trong toàn bộ hoạt động của mình các chi, đảng bộ tập trung lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế để xoá nghèo bền vững. Với các giải pháp cơ bản là: thu hút đầu tư, hướng về cơ sở nông thôn, nông nghiêp, tạo việc làm việc làm cho nông dân. Từ điều kiện đất đai, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi: trồng cà phê, cao su, nuôi trâu bò, gia súc, gia cầm, thủy sản để xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân. Ứng dụng tiến bộ KHKT trong trồng trọt, chăn nuôi tạo sản phẩm hàng hóa. Triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới. Thực hiện chương trình 167, 30a và những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn cơ sở.

Để các tổ chức cơ sở đảng thực sự là hạt nhân chính trị lãnh đạo, Đảng bộ huyện lãnh đạo bố trí nhân sự cấp ủy viên, nhân sự HĐND và UBND một cách khoa học, hợp lý "Vì việc đặt người ". Điểm nổi bật trong công tác cán bộ 5 năm qua là: đội ngũ cán bộ ngày càng nâng cao chất lượng, từng bước trẻ hóa, tiêu chuẩn hóa, trình độ hóa, am hiểu thực tiễn địa phương cơ sở phát huy năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Chăm lo "công việc gốc của Đảng" Huyện ủy chỉ đạo cấp ủy cơ sở rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2010 - 2015. Xây dựng quy hoạch cán bộ giai đoạn 2016 - 2020 để làm cơ sở tạo nguồn quy hoạch cán bộ từ huyện đến cơ sở. Trong công tác quy hoạch cán bộ, gắn quy hoạch với công tác đào tạo, bồi dưỡng. Huyện đã cử 42 lượt cán bộ đi học trung, cao cấp lý luận chính trị, gần 500 lượt cán bộ công chức được cử học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đến nay cán bộ cấp huyện: hơn 60% có trình độ cao đẳng, đại học, hơn 80% cán bộ có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên, hơn 50% có trình độ tin học. Cấp xã: hơn 90% công chức cấp xã được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ không chuyên trách cấp xã hơn 70% có trình độ văn hóa Trung học cơ sở trở lên. Huyện thực hiện việc luân chuyển cán bộ cấp huyện xuống cơ sở, nhất là các xã điểm, các xã vùng cao, nơi còn nhiều khó khăn, kinh tế chậm phát triển. Gắn trách nhiệm cấp ủy viên với cơ sở, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện phân công các đồng chí Ủy viên thường vụ, Ủy viên chấp hành phụ trách xã với nhiệm vụ cụ thể được giao.

Từ chăm lo "công việc gốc của Đảng", cùng với những chủ trương đúng, cách làm cụ thể, thiết thực hợp lòng dân, 5 năm qua, kinh tế của huyện có bước phát triển rõ rệt. Tăng trưởng bình quân hàng năm trên 10%, thu nhập gấp 2,5 lần so với trước khi thành lập. Bình quân lương thực/ người tăng gấp 1,5 lần. Tỷ lệ hộ nghèo giảm gần 8% năm 2011. Kết cấu hạ tầng từng bước phát triển. Tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa. Huyện là trọng điểm phát triển cây cà phê của tỉnh với diện tích gần 2.600 ha. Đến nay 100% xã có đường ô tô, 90% xã có điện lưới quốc gia, 100% xã có thông tin liên lạc. Văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân các dân tộc từng bước được cải thiện. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, các tệ nạn xã hội được kiềm chế và đẩy lùi.

Gắn bó và trưởng thành từ Mường Ảng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo huyện ủy Bùi Minh Thế cho biết: "5 năm từ ngày thành lập huyện đến nay thời gian chưa dài, chặng đường đi tới còn nhiều khó khăn thách thức. Phát huy thành tích Đảng bộ liên tục đạt danh hiệu Trong sạch vững mạnh và vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” gắn với "Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", Đảng bộ huyện tiếp tục tăng cường công tác đào, tạo bồi dưỡng cán bộ - Chăm lo " công việc gốc của Đảng", xây dựng Đảng bộ thật sự trong sạch, vững mạnh, lãnh đạo nhân dân các dân tộc vững bước đi lên giành nhiều thắng lợi mới trong "cuộc chiến" xóa đói giàm nghèo, vươn tới no ấm, hội nhập và phát triển bền vững./.

Đỗ Quang Khải

 

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất