Chủ Nhật, 29/9/2024
Diễn đàn
Thứ Sáu, 31/10/2008 21:29'(GMT+7)

Đáng lo trước những bài hát dành cho "Tuổi teen"!

(Ảnh minh hoạ)

(Ảnh minh hoạ)

Cũng tự khá lâu, nhiều nhạc sĩ cũng đã lưu tâm tới viết bài hát cho đối tượng đang lớn nhanh này. Như vào đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, một "Tia nắng-hạt mưa" do nhạc sĩ Khánh Vinh phổ thơ Lê Bình từng được rất nhiều "teen" nam-nữ cùng nhí nhảnh hòa lời: "Hình như trong từng tia nắng có nét tinh nghịch bạn trai, hình như trong từng hạt mưa có nụ cười duyên bạn gái". Rồi "Tuổi trăng rằm" của nhạc sĩ Hoàng Vân-người có gần nửa số lượng sáng tác của mình thuộc đề tài thanh, thiếu niên-cũng được nhiều "teen" yêu thích. Hoặc "Mai em 17" với đặc tả tâm trạng em gái trước lúc bước sang tuổi: "17 em chưa lớn đâu... chưa... chưa..." cũng thật phù hợp với "teen"...

Thế mà, càng gần đây, cùng với nhiều bài hát "ảo não tình sầu" đã chế ngự những ca khúc lành mạnh về tình yêu lứa đôi, đang càng có nhiều bài hát cho "teen"-về "teen"... gây "buồn tình". Với ai là người Việt Nam yêu nước đều giàu tình yêu cuộc đời chung-riêng, yêu quê hương xứ sở, thì sẽ không chỉ thấy "buồn" mà còn "đau tình" nữa khi "mục sở thị" những bài ca rất thiếu lành mạnh. Chỉ cần nghe (đọc) tên các bài, đã đủ thấy nghi ngờ hiệu năng bồi đắp thẩm mỹ đẹp, nào là: "Anh chỉ biết câm nén khi nghe em khóc" - "Không đau vì quá đau", rồi "sao em ép anh phải yêu em"; và "Đàn ông không được khóc"... Đến, dưới dạng một phép toán đơn giản, có bài "2-1=0" thì sau một thời gian lại có "2+1=0". Những "bài hát" rất chông chênh ý nghĩa ấy, theo cách "tự viết-tự phổ biến" qua mạng-qua các Clip... cứ lan nhanh đến nhiều em. Để, ai không vô tâm thì sẽ phải xót lòng khi nghe các em đua nhau nghêu ngao: "Tôi thấy lòng tôi vui nôn nao, rồi quyết tìm đến cô ta, xin cô ta trái tim yêu""Tôi siêu nhân, trái tim biết đau ú u"...

Sự "phổ cập" các bài "buồn đau tình" này sẽ dẫn đến kết cục gì? Nhiều đáng lo, mà một nhỡn tiền là càng gần đây, càng nhiều trường THCS và THPT khó vận động được học sinh tuổi "teen" hát đơn ca trong các buổi văn nghệ đầu tuần trước cả trường hoặc từng lớp. Vì những bài như "Mai em 17" thì hẹp đối tượng cụ thể, như "Tia nắng-hạt mưa" thì được coi là "vốn cũ" rồi mà rất ít bài mới có chất lượng tương tự. Còn những bài các em hay nghêu ngao thì tự hiểu rằng hát tại trường-lớp mình là "không ổn". Sau thấy rõ, là sẽ càng ngày càng đậm hằn một tư duy thẩm mỹ trong các em tuổi "teen" sẽ là "thật người lớn". Và cách nghĩ ấy sẽ chi phối họ trong phần đời còn lại, nhất là đến lúc làm mẹ-làm cha để "dạy con từ thuở còn thơ bằng những kiến thức thẩm mỹ thiếu chuẩn mực" và sự thiếu hụt, méo mó trong tâm hồn.

Rất cần TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội nhạc sĩ Việt Nam luôn phối hợp nhuần nhuyễn để 2-3 năm lại thi viết ca khúc cho riêng "teen". Cần ngành văn hóa các địa phương quản lý chặt danh mục các ca khúc được lưu hành, không để những "nhạc phẩm vừa viết ra" rất lủng củng nhạc-lời... đã vào công chúng. Và các bậc cha mẹ, hãy luôn kiểm soát con mình đang hát gì. Mong sao, "hồi chuông báo động" này ít phải rung tiếp./.
(Báo QĐND)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất