Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8, khóa XI đã nêu: “Đổi mới công tác quản lý giáo dục, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của cơ sở giáo dục và đào tạo…Phân định công tác quản lý nhà nước với quản trị của cơ sở giáo dục và đào tạo. Đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp….Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục và đào tạo.”
Tự chủ trong giáo dục nói chung và giáo dục nghề nghiệp nói riêng được xem như một công cụ quan trọng trong việc tạo nguồn lực để phục vụ các hoạt động cần thiết của mộtcơ sở giáo dục nghề nghiệp và đảm bảo cho cơ sở hoàn thành sứ mệnh của mình đối với xã hội. Trong Bbối cảnh của Việt Nam, thì vấn đề tự chủ của cơ sở giáo dục và đào tạo được tiếp cận đầy đủ hơn. Bản chất của quyền tự chủ thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và nhà trường thông qua mối quan hệ kiểm soát và mức độ kiểm soát, thể hiện mức độ tự chủ của nhà trường. Đổi mới quản trị giáo dục nghề nghiệp đã trở thành công cụ đòn bẩy, công cụ quan trọng nhất để cải thiện chất lượng trong mọi lĩnh vực của giáo dục nghề nghiệp. Xây dựng mô hình quản trị giáo dục nghề nghiệp hiệu quả sẽ giúp cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đặc biệt là cơ sở công lập cải thiện và nâng cao được chất lượng đào tạo để đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế.
1. Bản chất quyền tự chủ của cơ sở giáo dục và đào tạo thể hiện qua những nội dung cơ bản như: (1) thể hiện tính độc lập của nhà trường trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến sứ mệnh của mình; (2) gắn liền với quá trình hạn chế sự can thiệp của nhà nước vào các công việc của trường; (3) gắn liền với tự do học thuật của nhà trường; (4) gắn liền với tự chịu trách nhiệm và tráchnhiệm giải trình của các nhà trường; (5) quyền tự chủ không có nghĩa là các trường tự lo việc tồn tại mà không có sự hỗ trợ của nhà nước; (6) gắn liền với quá trình xã hội hóa giáo dục và đào tạo.
Ở Việt Nam, tự chủ vẫn tiếp tục được khẳng định là một trong những định hướng tương lai cho giáo dục và đào tạo dưới góc độ “quyền tự chủ” của cơ sở giáo dục và đào tạo. Như vậy, tự chủ là yêu cầu hàng đầu trong quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo trên toàn thế giới hiện nay trong đó có Việt Nam “giáo dục của Việt Nam,trong đó có giáo dục nghề nghiệp không thể nằm ngoài xu thế chung của thế giới. Vì vậy, tự chủ giáo dục nghề nghiệp là tất yếu”.
Ở Việt Nam, tự chủ vẫn tiếp tục được khẳng định là một trong những định hướng tương lai cho giáo dục và đào tạo dưới góc độ “quyền tự chủ” của cơ sở giáo dụcvà đào tạo. Như vậy, tự chủ là yêu cầu hàng đầu trong quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo trên toàn thế giới hiện nay trong đó có Việt Nam “giáo dục của Việt Nam,trong đó có giáo dục nghề nghiệp không thể nằm ngoài xu thế chung của thế giới. Vì vậy, tự chủ giáo dục nghề nghiệp là tất yếu”.
2. Tự chủ trong giáo dục và đào tạo nói chung và giáo dục nghề nghiệp nói riêng mang lại nhiều lợi ích cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và trở thành xu thế phát triển của giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo hiện nay. Cụ thể:
Thứ nhất, tự chủ trong giáo dục nghề nghiệp sẽ chi phối và ảnh hưởng đến công tác quản lý, quản trị, điều hành, phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp, do đó sẽ quyết định việc hoàn thành mục tiêu, sứ mệnh của cơ sở giáo dục nghề nghiệp .
Thứ hai, tự chủ giúp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chủ động thực hiện nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động quản trị của nhà trường. Thông qua tự chủ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm, lựa chọn phương thức tuyển sinh cho các hệ đào tạo; tự chủ trong học thuật,tổ chức, nhân sự, nhà trường cũng được quyền chủ động xây dựng mức thu học phívà các khoản thu khác,… Đặc biệt, việc tự chủ sẽ cho phép nhà trường được tự chủ trong việc phê duyệt kế hoạch và chủ động sử dụng kinh phí từ các nguồn thu hợp pháp của trường trên cơ sở quy định của pháp luật.
Thứ ba, tự chủ giúp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thay đổi tư duy, đổi mới phương thức quản lý, điều hành, phương pháp làm việc và sẵn sàng chấp nhận thách thức, chủ động, không trông chờ, ỷ lại nhằm phát huy tối đa sức mạnh và lợi thế cạnh tranh của nhà trường.
Thứ tư, tự chủ giúp thu hẹp khoảng cách, tạo sự đột phá về chất lượng của nhà trường; giúp các nhà trường có sức hút lớn hơn và tăng khả năng cạnh tranh giữa các nhà trường với nhau. Tự chủ sẽ giúp các nhà trường chủ động hơn trong việc thực hiện mục tiêu, sứ mệnh của mình trong hoạt động đào tạo, tăng tính hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà trường, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu xã hội, giúp trường xây dựng hình ảnh của mình đối với xã hội, tạo ra một thương hiệu có chất lượng để hội nhập với giáo dục của quốc tế.
3. Chất lượng đào tạo có ý nghĩa quan trọng góp phần quyết định chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường sức cạnh tranh quốc gia. Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nâng cao chất lượng đào tạo và đào tạo có chất lượng sẽ khẳng định được thương hiệu, uy tín và lợi thế cạnh tranh trong tuyển sinh đào tạo và cơ hội thu hút đầu tư, đây là một trong những giải pháp nhằm đổi mới giáo dục nghề nghiệp. Do đó, đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp không chỉ là mối quan tâm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và của cơ quan quản lý trực tiếp mà còn là mối quan tâm trực tiếp của mỗi cơ sở giáo dục nghể nghềnghiệp.
Vì vậy, để hình thành các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có chất lượng cao cần phải đổi mới từ nhận thức cho đến việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, có liên quan đến tự chủ… và hiện thực hóa các chính sách đó thông qua các hoạt động hướng đến chất lượng đào tạo đáp ứng được mục tiêu giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu của thị trường lao động. Bên cạnh sự quản lý, chỉ đạo, điều hành và đầu tư của Nhà nước thì bản thân mỗi nhà trường phải nỗ lực phấn đấu, trong đó cần thiết phải hình thành mô hình quản trị nhà trường hiệu quả.
Theo chúng tôi, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần thực hiện tốt các hoạt động sau đây để góp phẩn thúc đẩy việc thực hiện quyền tự chủ của mình:
(1) Tự chủ trong các hoạt động thuộc các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng đào tạo theo quy định của pháp luật; có trách nhiệm giải trình trước cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, người học và xã hội về tổ chức, quản lý hoạt động và chất lượng đào tạo của mình; (2) Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, có đủ điều kiện tiến hành tự chủ, cần tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động chi thường xuyên và chi đầu tư được thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện theo quy định của Chính phủ; (3). Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp không đủ năng lực tự chịu trách nhiệm hoặc vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện quyền tự chủ thì tùy mức độ mà bị hạn chế quyền tự chủ và xử lý theo quy định của pháp luật.
Trước nhu cầu đổi mới quản lý, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã thúc đẩy các nhà trường phải nhất thiết đổi mới. Sự cần thiết đảm bảo, nâng cao chất lượng đào tạo là khẳng định thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Việc xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng là việc làm rất cần thiết để hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy trình công cụ quản lý nhằm đổi mới quản trị nhà trường theo hướng công khai, minh bạch và hiệu quả, xây dựng văn hóa chất lượng cũng như phát huy tinh thần trách nhiệm của mọi thành viên trong nhà trường tham gia.
Việc thực hiện quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là hướng phát triển bền vững trong xu thế hội nhập quốc tế của nền giáo dục Việt Nam. Điều này rất quan trọng trong xu thế hội nhập toàn cầu của giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục nghề nghiệp nói riêng, giúp các nhà trường chủ động hơn trong việc thực hiện mục tiêu, sứ mệnh của mình đối với xã hội./.
TG