Thứ Hai, 30/9/2024
Pháp luật
Thứ Hai, 3/11/2008 22:28'(GMT+7)

“Đồng bộ, kịp thời, khẩn trương vẫn là nhiệm vụ cấp bách số 1 trong những ngày tới”

Các phương án tiếp theo là đảm bảo giao thông thông suốt và tính đến phương án phục hồi hệ thống giao thông khi nước rút; Giữ gìn, chăm lo sức khỏe cho nhân dân, phục hồi sản xuất, chăn nuôi ngay khi rút nước; Giữ vững ANTT và ATXH, đảm bảo công tác cứu trợ cho bà con vùng bị ngập; Có chính sách hỗ trợ kịp thời không để dân đói; Làm tốt công tác tuyên truyền, phát huy tinh thần đoàn kết trong dân và tinh thần tự giác chủ động nêu gương của lãnh đạo đảm bảo phương trâm 4 tại chỗ.

Báo cáo với Thường vụ Thành ủy về công tác chủ động phòng chống thiên tai, Phó chủ tịch UBND thành phố Trịnh Duy Hùng, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão thành phố Hà Nội nhấn mạnh: Thành phố đã tổ chức cứu hộ và di dời 5183 hộ dân bị ngập nặng. UBND các quận, huyện thành phố trực thuộc đã khẩn trương triển khai các phương án phòng chống úng ngập theo phương án 4 tại chỗ: huy động 6075 người, 5200 cọc tre, 32910 bao tải đảm bảo tốt công tác hộ đê.UBND thành phố đã cấp 11.000 thùng mì tôm, nước sạch cho cơ sở để chuyển đến nhân dân.

Bộ chỉ huy Quân sự thành phố đã huy động hơn 9404 lượt cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Thủ đô và các đơn vị đóng quân trên địa bàn, lực lượng tại chỗ tham gia cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả. Huy động 23 xuồng máy, 1 xuồng cao su, 150 xuồng, đò, 242 máy bơm tham gia ứng cứu tại các trọng điểm.

Phó Chủ tịch Ngô Thị Thanh Hằng cho biết, khó khăn hiện tại của thành phố vẫn tập trong ở các quận Hoàng Mai, Đống Đa. ở những nơi này, nhiều người dân phải sống trên tầng 2 qua nhiều ngày. Qua nhiều ngày đi thực tế tại những nơi này, Phó chủ tịch Ngô Thị Thanh Hằng đặc biệt đánh giá cao tinh thần “tương thân tương ái” cùng giúp nhau vượt khó của bà con vùng ngập lụt.

Về giáo dục, theo thông báo của Sở GD & ĐT học sinh đựoc nghỉ học trong ngày 3 – 11. Nhưng từ ngày 4 - 11, tùy tình hình từng trường, từng địa phương nếu các trường đã khắc phục được phải kịp thời đưa trẻ tới trường.

Nhận định hệ thống tiêu úng cả nội thành và ngoại thành “còn nhiều điều cấp bách”, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đặt ra yêu cầu là phải khắc phục trước mắt đảm bảo việc tiêu nước nội đô, chống tràn, không để vỡ đê. Đặc biệt, tiêu úng phải tập trung cho khu trung tâm của nội thành.

Chủ tịch quan tâm đến tình hình hiện tại, hết mưa thì lại tới rét. nên thành phố phải chủ động hơn nữa trong công tác khắc phục hậu quả. Hiện tại tổng lượng tiền mà thành phố đã chuyển tới các quận huyện đã là 8 tỷ đồng. Ngoài ra đã có 25 tấn mỳ tôm, 115 tấn gạo dự trữ cho công tác cứu hộ.

Chủ tịch cho biết: “Ngay trong nhiều đêm qua, bản thân trực tiếp nghe điện thoại của nhân dân gọi đến yêu cầu đến đón họ vì không về được nhà, tôi đã chỉ đạo Sở GTVT đẩy mạnh các tuyến xe buýt rà soát tất cả các điểm trong nội thành đưa người dân về nơi an toàn. Thành phố sẽ tiếp tục hỗ trợ miễn phí và lương thực, thực phẩm, thuốc men, nước uống cho bà con vùng ngập úng.”

Phát biểu chỉ đạo, cuộc họp khẩn trương khắc phục hậu quả lũ, Bí thư Phạm Quang Nghị nhấn mạnh tới việc: “Trong công tác khắc phục hậu quả, phải chú ý quy trình kỹ thuật để không để xảy ra những tai nạn về điện. Nơi nào nguy hiểm phải nhanh chóng di dời người dân, đồng thời nắm chắc con số các hộ dân có khả năng thiếu đói. Không để dân , nếu địa phương nào để xảy ra việc dân đói, rét, bị bệnh cán bộ địa phương đó phải chịu trách nhiệm.”

Bí thư cũng đề nghị mặt trận Tổ quốc kêu gọi “tinh thần tương thân tương ái”, nêu cao đạo lý văn hóa Việt Nam. Chỉ đạo cán bộ Thành phố, phải coi trận ngập lụt lịch sử lần này là một chuẩn mới để xây dựng nhà, hầm giao thông hiện đại và tương xứng với Thủ đô. Qua những diễn biến bất thường của thời tiết như vậy, mỗi người dân Hà Nội cũng cần có ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh mội trường, không vứt rác bừa bãi, làm ảnh hưởng đến môi trường, ách tắc và lưu thông dòng chảy của hệ thống thoát nước Thủ đô./.
 

(Hà Nội Mới điện tử)

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất