Thứ Bảy, 23/11/2024
Thời sự - Chính trị
Thứ Tư, 21/11/2018 11:26'(GMT+7)

Đưa nội dung giáo dục phòng, chống tham nhũng vào nhà trường dưới hình thức phù hợp và hiệu quả

Đồng chí Võ Văn Thưởng phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc

Đồng chí Võ Văn Thưởng phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc

Ngày 21-11, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã có buổi làm việc kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng tại Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đồng chí Nguyễn Văn Phúc, Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, xác định việc phòng ngừa tham nhũng là quan trọng, Ban Cán sự đảng đã chỉ đạo quán triệt, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, hướng dẫn các đơn vị nghiêm túc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch; kê khai tài sản, thu nhập; thực hiện tốt quy chế dân chủ trong các đơn vị; tăng cường công tác thanh tra hành chính và đột xuất; củng cố tổ chức bộ máy Thanh tra Bộ, các cơ sở giáo dục thuộc Bộ; tăng cường tập huấn nghiệp vụ thanh tra cho các cơ sở giáo dục; xây dựng mạng lưới cộng tác viên thanh tra cấp Bộ và cơ sở. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013-2014. 

Từ đầu nhiệm kỳ tới Quý II/2018, chưa thấy có trường hợp nào trong ngành giáo dục nói chung và các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ vi phạm tham nhũng và cũng chưa thấy trên các kênh thông tin đại chúng phản ánh, cán bộ của ngành vi phạm.

Đồng chí Nguyễn Văn Phúc cũng thẳng thắn nhìn nhận, vẫn còn một số dư luận về những tiêu cực xảy ra trong ngành như: việc dạy thêm, học thêm không đúng, có hiện tượng thu ngoài quy định, tiêu cực trong tuyển sinh. Việc kê khai tài sản thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức có nơi còn mang tính hình thức.

Một số cơ sở giáo dục còn vi phạm hành chính trong công tác tuyển dụng công chức, viên chức; bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ, vi phạm trong công tác quản lý xây dựng cơ bản, quản lý tài chính, tuyển sinh, đào tạo, nghiên cứu khoa học. 

Việc triển khai Chỉ thị 10 còn khó khăn, nhất là về đội ngũ giáo viên và kinh phí.

Nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại là do quy mô hệ thống giáo dục Việt Nam lớn, đa dạng. Do đó, việc phân cấp mạnh cho địa phương, việc tăng quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục là xu hướng tốt xong mặt trái của nó cũng cần quan tâm liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng. Tổ chức bộ máy, đội ngũ làm công tác phòng, chống tham nhũng còn mỏng, chưa có nhiều kinh nghiệm, thiếu chuyên nghiệp. Công tác kiểm tra, giám sát đối với các đơn vị cơ sở có thời điểm chưa thực sự hiệu quả.

Tại buổi làm việc, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng kiến nghị, cần phân định rõ trách nhiệm của Bộ Giáo dục và đào tạo, các bộ, ngành, địa phương trong quản lý giáo dục và đào tạo, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến hoạt động giáo dục mà có dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng. Cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng và công tác thanh tra. Củng cố và tăng cường cơ quan tham mưu về phòng chống tham nhũng cho lãnh đạo bảo đảm đủ mạnh để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Đồng chí Bùi Trường Giang, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng đoàn công tác đề nghị Bộ cần phải đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng gắn với Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII và Chỉ thị 05 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Đồng chí Bùi Trường Giang, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng đoàn công tác đề nghị Bộ cần phải đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng gắn với Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII và Chỉ thị 05 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Bên cạnh đó, cần tăng cường xây dựng đội ngũ công chức giỏi, có trình độ chuyên môn công tác phòng chống tham nhũng; cố chế độ đãi ngộ xứng đáng cho những người làm công tác phòng chống tham nhũng.

Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 10 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo. Tăng cường đầu tư cho giáo dục đảm bảo đúng tính chất quốc sách hàng đầu, chú trọng đầu tư trong việc xây dựng chính sách phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu. 

Các đại biểu của Đoàn công tác lắng nghe, ghi nhận các kiến nghị, đề xuất

Các đại biểu của Đoàn công tác lắng nghe, ghi nhận các kiến nghị, đề xuất

Phát biểu kết luận buổi làm việc việc, đồng chí Võ Văn Thưởng đã ghi nhận và đánh giá cao Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quan tâm lãnh đạo chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục; ban hành kế hoạch  triển khai công tác phòng, chống tham nhũng cả Bộ; bước đầu đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy;  thực hiện các nghị quyết kết luận, chỉ thị của Đảng, Chính phủ liên quan tới phòng, chống tham nhũng trong ngành mình...

Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục va Đào tạo đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩn vực quản lý nhà nước thuộc Bộ để phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế trong đó có chú ý đối với những vấn đề dư luận xã hội quan tâm. Quan tâm lãnh đạo chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng theo quy định của Đảng và pháp luạt cua Nhà nước. 

Theo đồng chí Võ Văn Thưởng, Bộ Giáo dục và đào tạo đã chú ý việc hoàn chỉnh các quy trình thủ tục để tăng cường tính công khai, minh bạch trong công tác lãnh đạo, điều hành, áp dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính, có bước tiến bộ; đưa nội dung phòng chống, tham nhũng vào chương trình, kế hoạch kiểm tra giám sát của năm 2018 và cũng có tập trung vào một số lĩnh vực dễ xảy ra tiêu cực tham nhũng như trong công tác tuyển sinh, tổ chức cán bộ, quản lý tài sản tài chính, xây dựng cơ bản...

Phân tích yêu cầu ngày càng cao của công tác phòng, chống tham nhũng trong thời gian sắp tới, đồng chí Võ Văn Thưởng nhấn mạnh ngành giáo dục và đào tạo gắn liền với những kỳ vọng của xã hội về những điều tốt đẹp nhất. Vì vậy, ngành giáo dục luôn nhận được quan tâm, giám sát, góp ý và cũng được xã hội đòi hỏi ở ngành rất cao xuất phát từ thực tế của cuộc sống.

Đồng chí Võ Văn Thưởng nêu rõ, tiêu cực ở một số ngành khác có thể chỉ gây ra hậu quả trước mắt, có thể lâu dài, những tiêu cực trong ngành giáo dục thì không chỉ gây hậu quả lớn trong giai đoạn trước mắt mà còn là mầm mống nảy sinh những tiêu cực ở các lĩnh vực khác trong tương lai.

Đồng chí Võ Văn Thưởng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phải đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ: Thứ nhất là đấu tranh phòng, chống tham nhũng ngay trong nội bộ lĩnh vực quản lý của Bộ; thứ hai là chỉ đạo giáo dục phòng chống tham nhũng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đây được coi như tiêm vắc xin phòng tham nhũng cho tương lai.

Trong thời gian tới, đồng chí Võ Văn Thưởng lưu ý Bộ Giáo dục và Đào tạo cần thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như sau: 

Thứ nhất, cần tiếp tục quán triệt các nghị quyết, kết luận, chỉ thị, các quy định của Đảng về phòng, chống tham nhũng; tổ chức quán triệt các nội dung về phòng, chống tham nhũng trong các cuộc hợp, sinh hoạt cả bộ, ngành.

Thứ hai, cần nghiên cứu việc đưa nội dung giáo dục phòng, chống tham nhũng vào nhà trường với cách thức sao cho hiệu quả. Gắn liền công tác phòng, chống tham nhũng với giáo dục đạo đức, lối sống, lý tưởng cho học sinh, sinh viên.

Thứ ba, cần nghiên cứu hoàn thiện thể chế, sửa đổi, bổ sung các quy định thuộc thẩm quyền, khắc phục kịp thời những sơ hở, thiếu sót của chính sách, cụ thể trong các lĩnh vực tuyển sinh, phong học hàm, quản lý tài sản, công tác cán bộ...; tăng cường công tác công khai minh bạch trong các khâu. 

Thứ tư, tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, phối hợp với địa phương để kiểm tra, giám sát những vấn đề người dân bức xúc...

Thu Hằng

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất