Thứ Bảy, 28/9/2024
Tin hoạt động
Thứ Năm, 28/5/2009 22:42'(GMT+7)

Khai giảng lớp tập huấn-bồi dưỡng lý luận, phê bình Văn học-Nghệ thuật

GS,TS. Phùng Hữu Phú phát biểu tại lễ khai giảng.

GS,TS. Phùng Hữu Phú phát biểu tại lễ khai giảng.

Tham dự Lễ Khai giảng còn có các GS, PGS, NSND là thành viên thường trực của Hội đồng; đại diện một số cơ quan ban, ngành Trung ương; Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh cùng 120 học viên đến từ 25 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc.

Phát biểu tại Lễ Khai giảng, GS,TS. Phùng Hữu phú, UVTW Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo TW, Chủ tịch Hội đồng đã chuyển lời thăm hỏi, chúc mừng của đồng chí Trương Tấn Sang, UVBCT, Thường trực Ban Bí thư và đồng chí Tô Huy Rứa, UVBCT, Bí thư TW Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo TW tới toàn thể học viên lớp tập huấn-bồi dưỡng. Đồng chí Phùng Hữu Phú nhấn mạnh, đây không chỉ là sự quan tâm cụ thể đối với lớp học, mà còn thể hiện sự quan tâm sâu sắc, thường xuyên của các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền VH-NT nước nhà. Đó là nguồn động viên, cổ vũ rất lớn, nhưng cũng đặt ra trách nhiệm rất nặng nề đối với đội ngũ những người làm công tác lý luận, phê bình VH-NT.

Đồng chí Phùng Hữu Phú chỉ rõ: Những năm qua, VH-NT nước ta đang đứng trước những thời cơ, vận hội lớn, đồng thời đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Có những bước phát triển mới và có những biến đổi sâu sắc; xuất hiện những đặc điểm hình thái mới trên cả phương diện lý luận và thực tiễn.

  Các GS, PGS, NSND - thành viên Thường trực

của Hội đồng 


Việt Nam đã và đang ngày càng hội nhập mạnh mẽ, trực tiếp vào đời sống quốc tế không chỉ trên lĩnh vực kinh tế mà ở nhiều những lĩnh vực khác, trong đó có VH-NT. Bối cảnh ấy đặt ra nhiều vấn đề mới, như: Trong nền kinh tế thị trường thì các sản phẩm VH-NT có phải là hàng hóa không? Nếu là hàng hóa thì tính chất đặc thù, khác với các sản phẩm hàng hóa khác ở chỗ nào? Trong bối cảnh ảnh ấy thì những vấn đề quan trọng, cơ bản của công tác lý luận, phê bình và chức năng của VH-NT là gì? Đối tượng phản ánh của VH-NT là ai? Mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, tính dân tộc và tính nhân loại trong VH-NT sẽ giải quyết ra sao?... Có rất nhiều vấn đề cơ bản, bức xúc đang đặt ra, đòi hòi phải được nhận thức đúng, có thái độ ứng xử văn hóa đúng, tìm chọn những giải pháp phù hợp, linh hoạt và sáng tạo để tiếp thu, phát triển VH-NT, đáp ứng nhu cầu của xã hội và thời đại…

Đánh giá một cách nghiêm túc và thẳng thắn, trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua, bên cạnh những kết quả ban đầu đạt được rất đáng trân trọng thì VH-NT nước ta cũng đang đứng trước những lúng túng và bộc lộ không ít bất cập, yếu kém trên cả lĩnh vực sáng tác, sáng tạo và lĩnh vực lý luận, phê bình.

Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển VH-NT trong tình hình mới, khi đánh giá về tình hình VH-NT đã chỉ ra một trong những yếu kém của nền VH-NT nước nhà những năm qua là: Một số văn nghệ sĩ còn hạn chế trong tiếp cận và nhận thức những vấn đề mới của cuộc sống; chưa cảm nhận đầy đủ ý nghĩa, chiều sâu và tính phức tạp của quá trình chuyển biến mang tính lịch sử trong tình hình mới của đất nước; có biểu hiện xa lánh những vấn đề lớn lao của đất nước, chạy theo các đề tài nhỏ nhặt, tầm thường...

Học viên tham dự

lớp tập huấn


Có nhiều yếu tố để một nền VH-NT phát triển lành mạnh, thăng hoa và khởi sắc, nhưng phải kể đến sự phát triển, sự đi trước - vừa mang tính đồng hành, chia sẻ vừa mang tính định hướng - của lý luận, phê bình. Đây là yếu tố rất quan trọng. Tuy nhiên lâu nay lĩnh vực lý luận, phê bình của chúng ta chưa được quan tâm đúng tầm. Trong đánh giá mới nhất của Bộ Chính trị tại Nghị quyết 23 có chỉ ra: Công tác lý luận, phê bình của chúng ta còn lạc hậu, chậm so với thực tiễn phát triển của VH-NT; chưa làm tốt vai trò định hướng đối với công tác sáng tác... Do đó, một trong những nhiệm vụ trọng tâm đối với nền VH-NT nước nhà là phải quan tâm hơn nữa đến công tác lý luận, phê bình...

Trên tinh thần đó, đồng chí Phùng Hữu Phú mong muốn các học viên lớp tập huấn-bồi dưỡng phát huy hết sức tinh thần xây dựng, chủ động trong trao đổi, thảo luận. Trên cơ sở những vấn đề có tính chất nền tảng của công tác quản lý và hoạt động lý luận, phê bình VH-NT, các học viên sẽ góp ý, bổ sung và cùng với giảng viên-báo cáo viên đúc rút, tổng hợp, đưa ra những nhận định, quan điểm, đánh giá cơ bản về những vấn đề đang đặt ra trên lĩnh vực lý luận, phê bình VH-NT hiện nay...

Đ/c Nguyễn Hồng Quân, Phó Bí thư Thường
trực Tỉnh uỷ Quảng Ninh.

Tại lễ khai giảng, đồng chí Nguyễn Hồng Quân, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh đã có bài phát biểu chào mừng, bày tỏ niềm vinh dự được là đơn vị đăng cai tổ chức lớp tập huấn-bồi dưỡng đầu tiên về công tác lý luận, phê bình VH-NT của Hội đồng. Các đại biểu cũng đã nghe đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy trình bày những nét khái quát, cơ bản về tình hình KT-XH và sự phát triển của nền VH-NT Quảng Ninh những năm qua.

Cũng trong buổi sáng nay, sau lễ khai giảng, các đại biểu và học viên đã nghe GS,TS. Phùng Hữu Phú, UVTW Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo TW, Chủ tịch Hội đồng trình bày chuyên đề đầu tiên về những vấn đề chiến lược phát triển đất nước thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH.

Trong thời gian 1 tuần (từ 25-5 đến 3-6-2009), các học viên lớp tập huấn-bồi dưỡng sẽ được nghe các GS, PGS: Phùng Hữu Phú, Hồng Vinh, Hà Minh Đức, Đinh Xuân Dũng, Trần Đinh Sử, Phan Trọng Thưởng trình bày 6 chuyên đề, bao gồm: Những vấn đề chiến lược phát triển đất nước thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH; Những vấn đề về công tác tư tưởng thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH; Quá trình hình thành, phát triển đường lối văn hoá, văn nghệ của Đảng-những vấn đề lý luận và thực tiễn; Những nội dung cơ bản và mới trong NQ 23 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”; Tình hình nghiên cứu lý luận văn nghệ ở nước ta hiện nay; Tình hình phê bình văn nghệ ở nước ta hiện nay.

Ngoài ra các học viên sẽ có một số chương trình ngoại khoá và trao đổi kinh nghiệm với Chủ tịch các hội văn nghệ Trung ương, như: nhà thơ Hữu Thỉnh, hoạ sĩ Trần Khánh Chương, NSND Trong Khôi, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân…/.

Với chức năng, nhiệm vụ được Ban Bí thư TW Đảng giao là cơ quan tư vấn cho Đảng, Nhà nước về công tác LL, PB VH-NT; đánh giá tình hình sáng tác lý luận, phê bình VH-NT; tổng kết việc thực hiện đường lối văn nghệ của Đảng, đề xuất các nội dung đổi mới, hoàn chỉnh đường lối VH-NT của Đảng... trong năm 2009, Hội đồng Lý luận, phê bình VH-NT TW sẽ tổ chức 3 lớp tập huấn, bồi dưỡng lý luận, phê bình VH-NT cho những người đang làm công tác lý luận, phê bình VH-NT ở 3 khu vực: miền Bắc, miền Trung, miền Nam.

Việc mở lớp tập huấn, bồi dưỡng nhằm góp phần giúp đội ngũ những người làm công tác lý luận, phê bình VH-NT nâng cao trình độ, khả năng nhận thức và sự hiểu biết về một số vấn đề hệ trọng, cơ bản trong sự phát triển của đất nước thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH; củng cố sự hiểu biết có tính hệ thống về quan điểm, đường lối văn hóa-văn nghệ của Đảng và tình hình sáng tác lý luận, phê bình VH-NT Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, các đại biểu học viên sẽ trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, thực hành và viết bài lý luận, phê bình VH-NT.

Đối tượng tham dự lớp tập huấn-bồi dưỡng tập trung này là các cán bộ hoạt động trên 3 lĩnh vực: Những người hoạt động lý luận, phê bình VH-NT ở các hội VH-NT địa phương và Trung ương; cán bộ quản lý, tham mưu, phụ trách lĩnh vực VH-NT của Ban Tuyên giáo các tỉnh, thành phố, các sở văn hoá-thể thao-du lịch; cán bộ phụ trách, quản lý và phóng viên, biên tập viên mảng VH-NT trên các báo, tạp chí, đài PT-TH địa phương.


AT

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất