Thứ Sáu, 27/9/2024
Thời sự - Chính trị
Thứ Năm, 29/1/2009 21:8'(GMT+7)

Khai mạc Diễn đàn Kinh tế Thế giới: Việt Nam đối thoại với các tập đoàn lớn

Hội nghị Thường niên va Khu vực của WEF thường bàn về những vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến các chương trình nghị sự toàn cầu, khu vực và quốc gia - Ảnh: Chinhphu.vn

Hội nghị Thường niên va Khu vực của WEF thường bàn về những vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến các chương trình nghị sự toàn cầu, khu vực và quốc gia - Ảnh: Chinhphu.vn

Hai nhà lãnh đạo đầu tiên phát biểu tại lễ khai mạc là Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo và Thủ tướng Nga V. Putin. Bài phát biểu của các nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc đều nhấn mạnh đến việc tăng cường hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực và thế giới để cùng đối phó và giải quyết những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu.
Trong bài phát biểu của mình, ông Putin khẳng định: Hội nghị WEF năm nay, với chủ đề chính “Định hình thế giới hậu khủng hoảng”,có mục tiêu thúc đẩy hình thành một cách tiếp cận tổng thể và hệ thống cho phép huy động sự tham gia của mọi chủ thể xã hội trên toàn cầu vào việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Thủ tướng Putin cho biết, Nga sẽ trao đổi tại Hội nghị về các thách thức lớn mà các quốc gia lớn trên thế giới sẽ phải đối mặt trong năm 2009.
Tại Davos 2009, các cuộc thảo luận cũng sẽ xoay quanh sáu nội dung: Ổn định hệ thống tài chính và tiếp sức cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu; Thúc đẩy làn sóng tăng trưởng mới thông qua đổi mới và khoa học, công nghệ; Xử lý những thách thức cản trở phát triển bền vững; Định hình giá trị và nguyên tắc lãnh đạo thế giới hậu khủng hoảng; Duy trì sự lãnh đạo hiệu quả ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu trong giai đoạn dài hạn; Tìm hiểu tác động của khủng hoảng đối với các mô hình kinh doanh.
Hiện nay, WEF ngày càng quan tâm đến khu vực Đông Á và các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, nhờ sự tăng trưởng kinh tế năng động của khu vực này và sự trỗi dậy mạnh mẽ của kinh tế Trung Quốc, Ấn Độ.
 Việt Nam thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế
Việt Nam và WEF có quan hệ từ năm 1989.  Sự tham dự của lãnh đạo cấp cao nước ta đã gây được ấn tượng mạnh mẽ trong các thành viên của WEF, góp phần quảng bá hình ảnh nền kinh tế Việt Nam năng động, đầy tiềm năng phát triển và được bạn bè quốc tế đánh giá cao.
Lãnh đạo Nga và Trung Quốc đều nhấn mạnh đến việc tăng cường hợp tác giữa các quốc gia để cùng đối phó và giải quyết những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới - Ảnh: Chinhphu.vn
Việt Nam đang thu hút được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế và được đánh giá cao về triển vọng phát triển kinh tế trong trung và dài hạn.  Mục tiêu của Việt Nam khi tham dự WEF Davos 2009 là: Tìm hiểu, thảo luận và đóng góp ý kiến với các nhà lãnh đạo thế giới về các vấn đề kinh tế, chính trị, khoa học công nghệ toàn cầu, thể hiện vị thế mới của một nước Việt Nam năng động hơn, hội nhập đầy đủ hơn vào nền kinh tế thế giới. Nhân cơ hội này, quảng bá hình ảnh về một nước Việt Nam năng động, thân thiện, đang đổi mới mạnh mẽ và đầy tiềm năng phát triển, được đánh giá là một địa điểm hấp dẫn hàng đầu đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó,tranh thủ tiếp xúc với một số lãnh đạo các nước.
WEF quy tụ nhiều lãnh đạo cấp cao của các nước, do đó Việt Nam có thể tranh thủ tiếp xúc với lãnh đạo một số nước quan tâm để tăng cường quan hệ, đẩy mạnh hợp tác kinh tế-chính trị với các nước. Đồng thời, Việt Nam có thể tranh thủ tiếp xúc với báo chí quốc tế và lãnh đạo các tập đoàn kinh tế thế giới để tuyên truyền, quảng bá về Việt Nam, vận động các tập đoàn lớn lựa chọn Việt Nam trong chiến lược phát triển toàn cầu của mình.
Dự kiến, trong ngày 29/1, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân sẽ chủ trì một buổi đối thoại với lãnh đạo 39 tập đoàn kinh tế và công ty hàng đầu của thế giới, được tổ chức riêng cho Việt Nam (Vietnam-BIG), để các tập đoàn và công ty này hiểu thêm về môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam./.
 
(Theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ)
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất