Thúc đẩy thực thi Nghị định 09/2016/NĐ-CP vì sức khỏe và tầm vóc Việt
Quang cảnh Tọa đàm

Tham dự Tọa đàm, có các đại biểu đại diện đến từ UNICEF Việt Nam, các nhà quản lý, chuyên gia dinh dưỡng, các nhà khoa học, cựu đại biểu quốc hội, các cơ quan, tổ chức quốc tế, Liên hiệp hội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Y tế và một số bộ, ngành liên quan.

Phát biểu đề dẫn, TSKH. Nghiêm Vũ Khải, Phó chủ tịch Liên hiệp hội đề cập: Việt Nam là nước đang có tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng ở mức cao, đã gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe, thể chất, trí tuệ con người. Sự thiếu hụt và tái thiếu hụt một số vi chất, như i-ốt, sắt, kẽm, vitamin A,… đến mức cầnphải can thiệp bổ sung. Đó cũng là lý do Chính phủ ban hành Nghị định số 09/2016/NĐ-CP (ngày 28-1-2016) quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩmbằng các biện pháp, nhưTăng cường i-ốt vào muối dùng để ăn trực tiếp, dùng trong chế biến thực phẩm; tăng cường vi chất sắt và kẽm trong bột mỳ dùng trong chế biến thực phẩmtăng cường vitamin A trong dầu thực vật có chứa một trong các thành phần dầu đậu nành, dầu cọ, dầu hạt cải và dầu lạc. Đây là những quy định bắt buộc đối với các doanh nghiệp khi sản xuất, chế biến thực phẩm  cũng là cách thức can thiệp đơn giản, dễ thực hiện, độ bao phủ rộng, đạt hiệu quả cao, được nhiều nước trên thế giới áp dụng.

Hiện có 108 quốc gia trên thế giới bắt buộc bổ sung i-ôt vào muối, 98 quốc gia yêu cầu sử dụng muối i-ôt để chế biến thực phẩm, 85 quốc gia yêu cầu bổ sung sắt, kẽm vào bột mỳ, 29 quốc gia yêu cầu bổ sung vitamin A vào dầu ăn. Các tổ chức quốc tế như WHO, UNICEF, FAO, nhiều nhà khoa học trong lĩnh vực dinh dưỡng (GS Hà Huy Khôi, GS Nguyễn Công Khẩn, GS Lê Thị Hợp…) có kiến nghị tiếp tục thực hiện Nghị định số 09. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Văn phòng Chính phủ có thư cảm ơn các nhà khoa học về việc này.

Tuy nhiên, sau hơn 3 năm Nghị định có hiệu lực, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện đầy đủ quy định đề ra, nhất là việc sử dụng muối đã bổ sung i-ốt và bột mì đã bổ sung sắt/kẽm để chế biến thực phẩm, với các lý do: Làm tăng chi phí sản xuất; nghi ngờ hàm lượng vi chất không còn trong thành phẩm, thậm chí cho rằng sẽ có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người sử dụng; ảnh hưởng đến cảm quan như bị biến đổi màu sắc, mùi vị của thành phẩm,... Ngoài ra, việc thực thi Nghị định 09 chưa hiệu quả, còn vì thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý (Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương) và nhận thức hạn chế của người dân về tầm quan trọng của vi chất dinh dưỡng;…