Thứ Bảy, 23/11/2024
Văn hóa
Thứ Sáu, 10/5/2019 8:19'(GMT+7)

Kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết số 33 tại Hải Phòng

Đồng chí Nguyễn Thị Nghĩa, Phó bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng phát biểu tại hội nghị (nguồn ảnh Đỗ Hiền, Báo Hải Phòng)

Đồng chí Nguyễn Thị Nghĩa, Phó bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng phát biểu tại hội nghị (nguồn ảnh Đỗ Hiền, Báo Hải Phòng)

Đồng chí Hoàng Thị Hoa, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội và đồng chí Nguyễn Thị Nghĩa, Phó bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng chủ trì buổi làm việc.

Nghị quyết số 33-NQ/TW ra đời là sự tiếp nối và khẳng định văn hóa là nền tảng, động lực và là mục tiêu của sự phát triển, đáp ứng đúng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và nguyện vọng của nhân dân, đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, được xã hội nhiệt tình hưởng ứng thực hiện, gắn kết chặt chẽ hơn văn hóa với các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định chính trị và tạo nên những thành thành tựu về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại… 

Qua 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, các cấp ủy đảng, chính quyền của thành phố Cảng đã quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện, góp phần tích cực trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Đời sống văn hóa, văn học nghệ thuật đã có những chuyển biến tích cực, kế thừa, phát huy những giá trị văn háo truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của quê hương, từng bước xây dựng và hình thành lối sống có ý thức tự trọng, tự chủ, sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật; nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội, nhằm đạt mục tiêu xây dựng con người Hải Phòng ngày càng phát triển toàn diện, hướng tới chân - thiện - mỹ.

Công tác giáo dục - đào tạo được quan tâm chỉ đạo thường xuyên, chất lượng giáo dục không ngừng được tăng lên. Việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động được đẩy mạnh thực hiện, cơ bản đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của địa phương.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, chất lượng ngày càng được nâng cao. Việc xây dựng gia đình, tộc họ, cơ quan, trường học văn hóa đã có tác động tích cực đến đeowì sống văn hóa ở cơ sở, cổ vũ các phong trào thi đua yêu nước trên tất cả các lĩnh vực xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố. Môi trường văn háo từng bước được cải thiện, các thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư gắn với tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Các hủ tục lạc hậu gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất từng bước được hạn chế và xóa bỏ. Văn hóa trong sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo được khuyến khích, nhất là trong công tác từ thiện, nhân đạo.

Hoạt động văn hóa, văn nghệ, mỹ thuật, biểu diễn, triển lãm, văn nghệ quần chúng ở cơ sở diễn ra sôi nổi, thiết thực, thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức và nhân dân tham gia. Hoạt động của hệ thống thư viện, phòng đọc từ cơ sở đến thành phố đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đọc sách của các tầng lớp nhân dân.

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, di tích văn hóa, lịch sử trên địa bàn thành phố được quan tâm chỉ đạo và đạt được những kết quả quan trọng, nhất là phục vụ cho công tác phát triển kinh tế - du lịch, giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử. Nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa, lịch sử có giá trị đã phát huy tác dụng trong đời sống xã hội. Văn hóa đặc trưng vùng miền từng bước được khôi phục, bảo tồn và phát triển.

Hoạt động hội nhập, hợp tác quốc tế về văn hóa được tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, nhất là trong các hoạt động khảo cổ, trùng tu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Các hoạt động giao lưu, đối ngoại, hợp tác trên các lĩnh vực văn hóa, du lịch với một số nước trong khu vực và trên thế giới được tăng cường cả chiều rộng và chiều sâu.

Tuy nhiên, sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW trên địa bàn thành phố vẫn còn một số mặt tồn tại, hạn chế nhất định: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể  trong tuyên truyền thực hiện Nghị quyết còn chưa thường xuyên, kịp thời. Công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa còn nhiều bất cập. Chất lượng các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa đã được nâng cao, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao của nhân dân.

Công tác xã hội hóa các hoạt động văn háo trên địa bàn thành phố có tiến bộ bước đầu nhưng chưa rộng khắp, việc thu hút các nguồn lực xã hội để phát triển công nghiệp văn hóa còn hạn chế. Các biểu hiện thiếu văn minh trong kinh doanh, giao tiếp, ứng xử, tình trạng suy thoái đạo đức, lối sống, các tệ nạn xã hội đang có chiều hướng gia tăng, làm cho quan hệ gia đình, cộng đồng, xã hội nảy sinh những tiêu cực. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” có lúc có nơi còn mang tính hình thức, thiếu bền vững, còn nặng bề nổi, chưa đi vào chiều sâu.

Kết luận hội nghị, đồng chí Hoàng Thị Hoa đánh giá cao những thành công trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết số 33 của Thành ủy Hải Phòng. Đặc biệt, việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục - đào tạo, Hải Phòng đã có cơ chế khen thưởng kịp thời với số tiền tặng thưởng rất lớn, góp phần khuyến khích, động viên học sinh và các thầy giáo, cô giáo có thành tích trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đoạt giải cao trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế. 

Đồng chí Hoàng Thị Hoa đề nghị, Thành ủy Hải Phòng tiếp tục bám sát các nhiệm vụ đã được nêu trong Nghị quyết; tăng cường phối hợp với các cơ quan trung ương, giữa các ngành, các cấp, xác định xây dựng và phát triển văn hóa, con người là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng; chú trọng vào những vấn đề xã hội đang bức xúc... 

Từ đó, nghiên cứu đề xuất giải pháp giải quyết những vấn đề cấp thiết để góp phần phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện. Đồng thời, quan tâm đầu tư xây dựng, đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ văn hóa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Đối với nhiệm vụ xây dựng văn hóa trong chính trị - kinh tế, cần quan tâm xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp.

Tại hội nghị, thành viên đoàn kiểm tra và đại biểu thành phố trao đổi, thảo luận những hạn chế, yếu kém và những vấn đề liên quan đến tăng cường nguồn lực đầu tư cho văn hóa; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; việc bảo tồn kiến trúc cổ trong đó có kiến trúc thời Pháp; công tác thông tin tuyên truyền về xây dựng và phát triển văn hóa con người Hải Phòng; việc đưa các tác phẩm văn học nghệ thuật do văn nghệ sĩ Hải Phòng sáng tác vào giáo dục trong nhà trường; công tác đấu tranh, xử lý những quan điểm sai trái tác động, ảnh hưởng đến văn hóa, đạo đức, lối sống trên địa bàn thành phố…

Nguyễn Văn Lợi
Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Vĩnh Bảo, Hải Phòng

 
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất