Thứ Bảy, 23/11/2024
Thể thao
Thứ Hai, 8/5/2017 21:21'(GMT+7)

Kình ngư khuyết tật và câu chuyện cổ tích trên đường đua xanh

Trước đó, Thanh Tùng đã nổi danh với kỷ lục với năm huy chương vàng tại ASEAN Para Games 2 năm 2014, giúp anh trở thành vận động viên khuyết tật số một châu Á năm đó.

Tuy đi lại khó khăn do bị teo cơ chân từ nhỏ, chàng kình ngư vóc dáng nhỏ nhắn quê An Giang luôn vui vẻ, thân thiện khi gặp gỡ và trò chuyện với mọi người. Cũng như nhiều trẻ em miền Tây sông nước khác, Thanh Tùng gắn bó với những con kênh, rạch từ nhỏ và không biết từ khi nào sở thích bơi lội đã trở thành đam mê.

Đến năm 20 tuổi, lần đầu tiên Thanh Tùng tham dự Đại hội thể thao người khuyết tật toàn quốc năm 2005 và tại đây anh đã thu hoạch đến ba tấm huy chương vàng. Đây chính là động lực khiến Thanh Tùng mạnh dạn hơn khi quyết theo đuổi sự nghiệp bơi lội đỉnh cao.

“Thanh Tùng có năng khiếu bơi lội, khi tập luyện em rất nỗ lực trong từng động tác, kiểu bơi. Huấn luyện viên chỉ hỗ trợ, giúp em phát huy thêm hết những khả năng của mình," chia sẻ của huấn luyện viên Đổng Quốc Cường, người thầy của anh ở đội tuyển quốc gia.

Chân dung kình ngư khuyết tật Võ Thanh Tùng, huy chương bạc tại Rio Paralympic 2016.

Tại ASIAN Para Games 2014, Võ Thanh Tùng đã đi vào lịch sử thể thao Việt Nam với năm chiếc huy chương vàng ở các cự ly bơi 50m bơi tự do, 100m bơi tự do, 200m bơi tự do, 50m bơi bướm, 50m bơi ngửa, 200m hỗn hợp cá nhân.

Võ Thanh Tùng là niềm tự hào của đội tuyển khuyết tật Việt Nam ở bộ môn bơi lội.

Thanh Tùng miệt mài luyện tập tại Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia 2, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

Thanh Tùng trong giờ luyện tập bơi ngửa.

Huấn luyện viên đội tuyển bơi lội khuyết tật Quốc gia Đồng Quốc Cường đang theo dõi thời gian bơi của cậu học trò Thanh Tùng.

Huấn luyện viên Đồng Quốc Cường hướng dẫn các học trò khởi động trên bờ thật kỹ trước khi xuống nước luyện tập.

Thanh Tùng cũng dành nhiều thời gian cho việc luyện tập thể thực.

Thanh Tùng rất siêng năng luyện tập theo sự chỉ dẫn nhiệt tình của huấn luyện viên.

Giây phút thư giãn vui vẻ ở dưới nước của Thanh Tùng với các đồng đội của mình.

[Lê Văn Công: Hành trình vượt lên số phận của người hùng Paralympic]

Từ khi bước chân theo sự nghiệp thể thao đỉnh cao, Thanh Tùng đã gặt hái được vô số thành công cho đội tuyển. Đến năm 2010, Thanh Tùng đem về tấm huy chương vàng đầu tiên cho thể thao Việt Nam tại ASEAN Para Games 1 tổ chức ở Quảng Châu (Trung Quốc).

Anh tâm sự: “Là một vận động viên khuyết tật nên tôi phải nỗ lực hơn 200% so với những người bình thường. Khi lên Thành phố Hồ Chí Minh và làm học trò của thầy Cường, được thầy chỉ bảo, rút kinh nghiệm, Thanh Tùng ngày càng phát huy được khả năng của mình, từng bước nâng cao thành tích."

Tại ASEAN Para Games 2 năm 2014, Võ Thanh Tùng đã đi vào lịch sử thể thao Việt Nam với năm chiếc huy chương vàng ở các cự ly bơi 50m bơi tự do, 100m bơi tự do, 200m bơi tự do, 50m bơi bướm, 50m bơi ngửa, 200m hỗn hợp cá nhân.

Vượt qua hàng ngàn vận động viên, Võ Thanh Tùng được bầu chọn là vận động viên xuất sắc nhất ASEAN Para Games 2, một thành tích rất tự hào của bản thân anh và của thể thao Việt Nam khi đó.

Tại Paralympic 2016 tổ chức tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), Võ Thanh Tùng đã đóng góp tấm huy chương bạc duy nhất ở nội dung bơi 50m tự do hạng thương tật S5 với thành tích là 33 giây 94, chỉ sau vận động viên nước chủ nhà Daniel Dias với thành tích 33 giây 55.

Thanh Tùng cho biết, năm nay anh dự kiến sẽ tham gia ở ba giải đấu lớn, gồm Giải vô địch khuyết tật toàn quốc năm 2017 (tháng Sáu), sau đó hướng đến ASEAN Para Games 2017 tại Malaysia (tháng Chín) và Giải Vô địch thế giới tại Mexico (tháng 10/2017).

Võ Thanh Tùng bước vào thi đấu tại Paralympic 2016, tổ chức ở thành phố Rio de Janeiro (Barazil).

Võ Thanh Tùng là vận động viên duy nhất của tuyển Việt Nam đạt huy chương bạc bộ môn bơi lội ở nội dung bơi 50m tự do hạng thương tật S5 với thành tích là 33 giây 94 tại Paralympic 2016 vừa qua.

Hai thầy trò Đồng Quốc Cường và Võ Thanh Tùng vui mừng với thành tích đã đạt được tại tại Rio Paralympic 2016.

Đội tuyển bơi lội khuyết tật Việt Nam tham gia một giải bơi lội quốc tế tại thành phố Funchal, Bồ Đào Nha vào tháng 4/2016.

Võ Thanh Tùng và đô cử Lê Văn Công nhận giải thưởng Vinh danh tài năng thể thao Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2016.

Chàng kình ngư khuyết tật 32 tuổi quyết tâm đạt thành tích cao hơn ở các kỳ giải trước. Trong đó, Thanh Tùng đặt ra mục tiêu lấy huy chương vàng ở ASEAN Para Games 2017 và huy chương bạc ở Giải Vô địch thế giới - giải đấu mà anh chỉ giành được huy chương đồng vào năm 2015 tại Bồ Đào Nha.

Để cụ thể hóa mục tiêu của mình, hiện tại Thanh Tùng đang cùng các đồng đội trong đội tuyển bơi lội khuyết tật đang luyện tập ráo riết tại Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia 2 tại Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

Thanh Tùng đang tập trung sức lực và tinh thần tập luyện liên tục 6 ngày/tuần từ đầu tháng Ba. Nếu buổi sáng là thời gian anh cùng huấn luyện viên trầm mình dưới nước luyện tập các kỹ thuật bơi thì buổi chiều anh lao vào tập thể lực tại phòng tập tạ.

Dự kiến, Thanh Tùng và các đồng đội sẽ tham gia một đợt tập huấn cọ xát ở nước ngoài trong thời gian sắp tới trước khi bước vào các giải đấu chính thức./.

Tại Paralympic 2016 tổ chức ở Brazil, Lê Văn Công giành được huy chương vàng ở nội dung cử tạ, Võ Thanh Tùng giành huy chương bạc ở bộ môn bơi lội, Cao Ngọc Hùng giành huy chương đồng ở bộ môn ném lao, Đặng Thị Linh Phượng giành huy chương đồng ở bộ môn cử tạ, đã giúp Việt Nam xếp thứ 55/164 đoàn tham gia, góp phần tạo nên kỳ Paralympic thành công nhất từ trước đến nay của Đoàn Thể thao người khuyết tật Việt Nam./.

Theo TTXVN


Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất