Chủ Nhật, 24/11/2024
Môi trường
Thứ Sáu, 19/1/2018 14:6'(GMT+7)

Liên hợp quốc: Thế giới trải qua ba năm nóng chưa từng có

Hồ Chandola ở Ahmedabad, Ấn Độ khô cạn do hạn hán ngày 20/5/2016. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Hồ Chandola ở Ahmedabad, Ấn Độ khô cạn do hạn hán ngày 20/5/2016. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Báo cáo của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) công bố ngày 18/1 cũng khẳng định 3 năm qua là thời điểm nóng nhất từng được ghi nhận và mức độ ấm lên toàn cầu thời gian này là một "ngoại lệ."

Báo cáo của WMO - một cơ quan của Liên hợp quốc, nhấn mạnh hiện đã có thể xác định các năm 2015, 2016 và 2017 là 3 năm nóng chưa từng có. Ba năm này nằm trong xu hướng ấm lên trên toàn cầu trong dài hạn do sự gia tăng nồng độ khí nhà kính trong khí quyển và do tác động mạnh mẽ của hiện tượng khí hậu El Nino.

Báo cáo cho hay nhiệt độ trung bình trên bề mặt Trái Đất trong năm 2017 và 2015 cao hơn khoảng 1,1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, và năm 2016 là 1,2 độ C.

Theo giới chuyên gia, rất khó để phân biệt năm nào trong 2 năm nay nóng hơn, do sự khác biệt về nhiệt độ là rất nhỏ, ít hơn biên độ sai số trong thống kê. Vấn đề ở chỗ cần phải nhìn vào xu hướng cũng như các biểu hiện của sự ấm lên này cùng với các đặc điểm thời tiết khác như biển băng. Theo đó, 2017 là năm phạm vi biển băng trung bình hàng năm đã thu hẹp ở mức thấp kỉ lục thứ 2 và đang tiếp tục đi xuống. Đây mới thực sự là điều đáng báo động.

Báo cáo cũng cho hay 17 trong 18 năm nóng nhất, được ghi nhận kể từ thế kỉ 19 đến nay, đều diễn ra sau năm 2000, đang cho thấy khí gây hiệu ứng nhà kính đang làm tăng nhiệt độ nền của Trái Đất. Theo giới chuyên gia, nếu tốc độ ấm lên hiện nay được duy trì, nhiệt độ Trái đất có thể vượt qua mức tăng 2 độ C so với thời kì tiền công nghiệp vào năm 2060 hoặc 2070./.

Theo TTXVN

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất