Thứ Hai, 30/9/2024
Kinh tế
Thứ Sáu, 10/1/2014 14:17'(GMT+7)

Năm 2014: Bộ Công thương rà soát, lập quy hoạch phát triển ngành

Ngành Công Thương góp phần quan trọng trong việc bình ổn thị trường, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát ở mức 6,04% năm 2013, mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua, vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra.

Ngành Công Thương góp phần quan trọng trong việc bình ổn thị trường, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát ở mức 6,04% năm 2013, mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua, vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra.

Sáng (10/1), tại Trung tâm Hội nghị quốc gia 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2014. Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ.


Kết quả năm 2013

Ngành Công Thương đạt nhiều kết quả quan trọng trên các mặt công tác. Sản xuất công nghiệp được thúc đẩy triển khai, qua đó sản xuất công nghiệp có sự phục hồi, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo, ước chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khoảng 5,9%, cao hơn mức tăng cùng kỳ năm 2012 (năm 2012 tăng 5,8% so với năm 2011).

Thị trường trong nước tiếp tục được mở rộng, đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa thiết yếu của nền kinh tế. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ 12 tháng năm 2013 ước tăng 12,6% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, ngành đã tập trung thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, góp phần cải thiện cán cân thanh toán. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2013 ước đạt khoảng 132,17 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012, cao hơn mục tiêu Quốc hội đề ra. Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2013 ước đạt 131,3 tỷ USD, tăng khoảng 15,4% so với năm 2012.

Tình hình hàng tồn kho, hàng ứ đọng trong doanh nghiệp nhìn chung đã có chuyển biến tích cực; chỉ số tồn kho trong lĩnh vực chế biến, chế tạo có xu hướng giảm dần qua các tháng, nếu tính từ thời điểm 1/1/2013, chỉ số tồn kho tăng 21,5% so với cùng kỳ thì đến 1/12/2013 chỉ số hàng tồn kho chỉ còn tăng 10,2%, là mức tồn kho bình thường.

Tốc độ tăng xuất khẩu năm 2013 bằng tốc độ tăng nhập khẩu, cán cân thương mại Việt Nam năm 2013 tiếp tục xuất siêu, ước cả năm đạt 863 triệu USD. Cơ cấu các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam có những chuyển dịch tích cực, phù hợp với lộ trình thực hiện mục tiêu của Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030. Tăng trưởng xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến góp vai trò quan trọng, kéo xuất khẩu cả nước tăng trưởng...

Năm 2013 tiếp tục là một năm hội nhập quốc tế sôi động. Bộ Công Thương cùng các bộ, ngành đã tích cực tham gia các sự kiện quốc tế quan trọng, các Hiệp định khu vực thương mại tự do (FTA), tăng cường hợp tác trong khối ASEAN, APEC, WTO và các tổ chức quốc tế khác.

Định hướng năm 2014

Ngành công thương xác định mục tiêu phấn đấu nâng tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt gần 5 nghìn tỷ đồng; tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 12 nghìn tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 1,5 tỷ USD. Đảm bảo giữ vững cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu của nền kinh tế quốc dân trong mọi tình huống; thực hiện hiệu quả kế hoạch và chương trình bình ổn thị trường ở các địa phương, đặc biệt vào các dịp lễ, Tết; tiếp tục thực hiện chủ trương quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đối với điện, than, xăng dầu, dịch vụ công.

Phát triển xuất khẩu một cách bền vững, làm động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; tiếp tục nâng cao tỷ trọng hàng chế biến và có hàm lượng công nghệ cao trong cơ cấu xuất khẩu; kiểm soát nhập siêu có hiệu quả, hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng không thiết yếu. Thực hiện tái cơ cấu sản xuất công nghiệp, tăng hàm lượng khoa học công nghệ và tỷ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm; đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

Đẩy mạnh cải cách thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật về ngành công thương, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp và thương mại phù hợp với thể chế kinh tế-thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thông lệ quốc tế.

Các giải pháp trong năm 2014 là: Tập trung rà soát, lập quy hoạch phát triển ngành. Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và định hướng phát triển trên từng lĩnh vực, giúp các nhà đầu tư tìm hiểu cơ hội đầu tư và yên tâm triển khai các dự án. Tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động quản lý thị trường nhằm bình ổn giá, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội./.

Duy Hưng

 

 


Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất