Chủ Nhật, 29/9/2024
Môi trường
Thứ Sáu, 20/11/2009 8:10'(GMT+7)

Nâng cao năng lực cho phụ nữ - giải pháp đối phó với biến đổi khí hậu

Ông Bruce Campbell, trưởng đại diện UNFPA  công bố Báo cáo Tình trạng Dân số Thế giới 2009

Ông Bruce Campbell, trưởng đại diện UNFPA công bố Báo cáo Tình trạng Dân số Thế giới 2009

Tại lễ công bố báo cáo, ông Bruce Campbell, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam nhấn mạnh: “Những thiệt thòi mà phụ nữ thường phải đối mặt như hạn chế trong việc tiếp cận nguồn lực và thông tin và hạn chế trong việc ra quyết định khiến họ dễ bị tổn thương hơn trước những tác động của biến đổi khí hậu”.

Nhiệt độ của bề mặt trái đất đã tăng 0,74oC trong hơn 100 năm qua. Sự tăng nhiệt độ này tưởng như là không quá nhiều nhưng lại liên quan tới các trận bão ngày càng gia tăng, hạn hán ngày càng trầm trọng, các dòng sông băng tan chảy và mực nước biển dâng cao, tất cả các vấn đề này đều gây ảnh hưởng đến sinh mạng và cuộc sống con người, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển – Báo cáo Tình trạng dân số thế giới 2009.

Thêm vào đó, theo bản báo cáo, ở nhiều quốc gia, phụ nữ chiếm tỷ lệ lớn hơn nam giới trong lực lượng lao động nông nghiệp. Do vậy, hạn hạn và lượng mưa bất thường khiến họ phải lao động vất vả hơn để bảo đảm lương thực, nước uống và năng lượng cho cả gia đình, do đó phụ nữ ít có thời gian để học tập hơn.

Cũng theo báo cáo này, phụ nữ thường phải trông coi công việc nhà cửa và chăm sóc các thành viên trong gia đình, những công việc này hạn chế khả năng thích nghi của họ và gia tăng mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu và thiên tai.

Theo ông Bruce Campbell, có tới hơn 12 triệu nông dân nữ ở Việt Nam. Việc lệ thuộc nhiều vào đất đai và tài nguyên để tạo kế sinh nhai đã khiến phụ nữ dễ bị tổn thương đối với những ảnh hưởng của biến đổi khí hâu. Vấn đế cũng tương tự đối với những phụ nữ mà gia đình họ sống bằng nghề chài lưới.
Theo kịch bản biến đổi khí hậu của Việt Nam mới được Bộ Tài nguyên và Môi truờng công bố, nhiệt độ trung bình có thể tăng 2,3oC so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999 và mực nước biển có thể dâng 75cm vào cuối thể kỷ 21. Theo kịch bản này, đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập khoảng 76.000 km2, chiếm gần 20% diện tích của đồng bằng. Hậu quả của biến đối khí hậu là nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cho việc thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững – Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Văn Đức.

 

Tuy nhiên, ông Bruce Campbell nhấn mạnh, phụ nữ không chỉ là nạn nhân của biến đổi khí hậu và thảm họa thiên tai. Họ chính là những tác nhân tạo ra sự thay đổi thông qua các hoạt động giảm nhẹ, quản lý và thích ứng với biển đổi khí hậu trong gia đình, nơi làm việc, cộng đồng và đất nước của họ.

Ông nói: “Ở đâu mà phụ nữ được tiếp cận giáo dục công ăn việc làm, các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình tự nguyện và các dịch vụ chăm sóc y tế thì ở những nơi đó phụ nữ sẽ có cuộc sống gia đình khỏe mạnh, hạnh phúc và được nâng cao năng lực nhằm ứng phó tốt hơn trước những tác động của biến đổi khí hậu. Điều này cũng quan trọng không kém gì việc nâng cao tính hiệu quả hay việc chuyển sang sử dụng năng lượng có thể tái tạo hoặc việc xây dựng các đê chắn biển”.

 
 
Báo cáo Tình trạng Dân số thế giới năm 2009 với chủ đề ‘Đối phó với một thế giới đang biến đổi: Phụ nữ, Dân số và Khí hậu” cho thấy biển đổi khí hậu không chỉ là vấn đề sử dụng năng lượng hiệu quả hay khí thải carbon công nghiệp, mà còn là vấn đề biến đổi dân số, tình trạng nghèo đói và bình đẳng giới. Báo cáo chỉ ra mối quan hệ tương tác phức hợp giữa yếu tố nhân khẩu học, phát triển và môi trường, đồng thời xem xét những hình thức mà biển đối khí hậu ảnh hưởng tới kế sinh nhai, sức khỏe của người dân và những triển vọng về bình đẳng giới.

(Theo Nhân Dân điện tử)
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất