Chủ Nhật, 29/9/2024
Giáo dục
Thứ Hai, 14/2/2011 14:55'(GMT+7)

Nâng cao quản lý giáo dục - những lợi ích thiết thực

 Từ quy định học sinh bán trú có thêm tiền ăn, tiền ở
Từ 8-2, theo quy định tại Quyết định 85/2010/ QĐ-TTg ngày 21-12-2010, các học sinh bán trú theo quy định đang học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các trường tiểu học, trường THCS công lập khác ở vùng này do nhà ở xa trường, địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn, không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày sẽ được hỗ trợ tiền ăn, ở. Tiền ăn mỗi học sinh bán trú, mỗi tháng được hỗ trợ bằng 40% mức lương tối thiểu chung (được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh). Học sinh bán trú được ở trong khu bán trú của nhà trường; những học sinh phải tự lo chỗ ở, mỗi tháng được hỗ trợ bằng 10% mức lương tối thiểu chung (được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh). Với học sinh bán trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nếu có nhiều mức hỗ trợ cho cùng một chính sách thì hưởng một mức hỗ trợ cao nhất.


Với trường phổ thông dân tộc bán trú sẽ được hỗ trợ, đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị, bao gồm: Nhà ở, giường nằm, nhà bếp, phòng ăn, nhà tắm, công trình vệ sinh, công trình nước sạch và các thiết bị kèm theo cho học sinh bán trú được xây dựng theo tiêu chuẩn thiết kế trường học hiện hành. Hằng năm nhà trường được mua sắm, bổ sung, sửa chữa dụng cụ thể dục, thể thao, nhạc cụ, ti vi, phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao cho học sinh bán trú với mức 100.000đ/học sinh bán trú/năm học...
 
Đến nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục
 Đến 15-2, Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24-12-2010, quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục theo quy định của Luật Giáo dục năm 2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009 cũng chính thức có hiệu lực. Nghị định đã quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục từ Bộ Giáo dục và đào tạo, các Bộ, các UBND, Sở giáo dục các tỉnh cho đến UBND cấp huyện, xã, phòng giáo dục cấp huyện.

Với Bộ Giáo dục và Đào tạo, phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý nhà nước về giáo dục theo các quy định của Luật Giáo dục năm 2005, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009 và Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức.v.v.Các Bộ khác có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước quy định tại Nghị định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ; đồng thời phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo bảo đảm thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục...

Với UBND cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ về phát triển giáo dục, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn tỉnh.

Nghị định quy định rõ thẩm quyền của UBND tỉnh về thành lập hoặc cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể, chuyển đổi loại hình trường các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức và thực hiện chính sách đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường đại học công lập trực thuộc tỉnh theo tiêu chuẩn quy định tại Điều lệ trường đại học do Thủ tướng Chính phủ ban hành...

Nghị định cũng quy định rõ trách nhiệm của Sở Giáo dục các tỉnh, các UBND cấp quận huyện, Phòng giáo dục và Đào tạo... Đặc biệt với UBND cấp xã cũng được quy định chi tiết: Từ việc xây dựng và trình HĐND cấp xã kế hoạch phát triển giáo dục; tổ chức thực hiện cho đến cho phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục theo tiêu chuẩn quy định; bảo đảm và chịu trách nhiệm kiểm tra các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục trên địa bàn hoạt động đúng quy định pháp luật..v..v.

Theo Đại đoàn kết
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất