Thứ Hai, 30/9/2024
Môi trường
Thứ Tư, 16/9/2009 20:30'(GMT+7)

Ngày ozon thế giới: Bảo vệ tầng ozon kết nối toàn thế giới

Nhân loại hãy chung tay cùng bảo vệ tầng ozon

Nhân loại hãy chung tay cùng bảo vệ tầng ozon

Năm nay, chủ đề của Ngày ozon là “Bảo vệ tầng ozon kết nối toàn thế giới”, nhằm thực hiện những điều đã được toàn thế giới nhất trí cam kết, thông qua Nghị định thư Montreal. 

Có lẽ cũng không thừa nếu dành ít phút cùng nhau nhắc nhở về một hiện tượng nguy hiểm đang diễn ra và hậu quả nặng nề của nó cũng như ôn lại chúng ta cần phải làm gì để gìn giữ tấm lá chắn bảo vệ cho cuộc sống của chúng ta được an toàn.

Ozon chính xác là gì?

Ozon là một chất khí có trong thiên nhiên, nằm trên tầng cao khí quyển của Trái đất, hấp thụ phần lớn những tia tử ngoại từ Mặt trời chiếu xuống gây ra các bệnh về da. Chất khí ấy tập hợp thành một lớp bao bọc quanh hành tinh. Các nhà khoa học phát hiện chiếc áo quý báu bảo vệ sức khoẻ cho con người này, có chỗ bị thủng có chỗ mỏng hẳn đi… do chính con người gây ra, khiến tầng ozon phần nào mất tác dụng.

Tầng ozon bị suy thoái ra sao?

Hiện tượng mật độ của tầng ozon giảm xuống một cách đáng kể đã làm cho tình hình trở nên nguy cấp. Từ năm 1956 đến năm 1970, mật độ của tầng ozon đang nằm trong khoảng 280 đến 335 doveson – đơn vị đo mật độ tầng ozon, thì đến năm 1994 chỉ còn 94 doveson. Rồi từ đó, mật độ cứ liên tục giảm.

Một số hoá chất dùng trong gia đình và trong công nghiệp khi bay hơi vào khí quyển, bốc lên cao làm suy thoái tầng ozon. Tên của chúng rất khó nhớ: cloroflorocacbon (CFC), cacbontetraclorua, metyl clorofoc, metyl bromua, cacbon dioxit, metan, sunfua hexaclorua, oxit nitơ, peflorocacbon… Chúng được dùng trong tủ lạnh, bình cứu hoả, bình xịt, nhựa xốp, chất làm sạch kim loại v.v… Chất khí chịu trách nhiệm làm tăng nhiệt độ của Trái đất do con người tạo ra được gọi là “khí nhà kính”. Người ta gọi chung chúng là khí nhà kính vì chúng có thể làm tăng nhiệt độ trong một căn nhà lắp bằng kính ở giữa vùng băng giá nếu được cung cấp nhiệt độ khá cao thì cây cối vẫn mọc bình thường như ở một vùng nhiệt đới.


Hậu quả của việc tầng ozon bị suy thoái

Báo cáo gần đây của cơ quan liên chính phủ về biến đổi khí hậu đã khẳng định trong 100 năm qua, nhiệt độ Trái đất đã tăng 0,74%. Điều đó là thủ phạm để gây ra những điều đầy lo ngại, cụ thể là:

Mô tả ảnh.

Tầng ozon bao phủ trái đất

- Sự tăng bất thường mực nước biển có thể nhấn chìm các vùng đất thấp.
- Việc tan chảy các hồ băng như hồ Himadri trên núi cao trên dãy Hymalaya phần thuộc Ấn Độ, đầu tiên nó sẽ gây ra lụt lội và sau đó là hạn hán kéo dài.
- Việc phơi nhiễm tia tử ngoại có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư.
- Sự thay đổi khí hậu đột ngôt.

Tầng ozon chẳng thuộc lãnh thổ nước nào nhưng nước nào cũng chịu hậu quả nếu nó bị “hư hỏng”. Bảo vệ tầng ozon là trách nhiệm của cả loài người. Vì thế nguyên thủ các nước trên toàn thế giới đã họp tại Montreal (Canada), tìm một giải pháp chung để hạn chế sự hư hại tấm lá chắn này. Kết quả là đã soạn thảo một hiệp định chung để loại trừ việc sử dụng các hoá chất làm suy thoái tầng ozon. Đó chính là Nghị định thư Montreal hiện đã được 195/196 nước cùng ký, soạn thảo vào năm 1987 và đã điều chỉnh lại hai lần, lần mới nhất vào năm 1992.

Chúng ta cần làm gì?

Ánh sáng và nhiệt do Mặt trời mang lại là cần thiết đối với sự sống trên Trái đất, nhưng chúng mang theo những tia tử ngoại gây nhiều tác hại. Bảo vệ tầng ozon chính là bảo vệ chúng ta khỏi những tác hại này. 
Điều mà chúng ta có thể làm để đóng góp vào việc ngăn chặn quá trình suy thoái tầng ozon rất cụ thể và đơn giản, đó là:

1. Tự bảo vệ mình khỏi sự tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Che chắn da, đeo kính râm, đội mũ nón khi đi ra ngoài nắng.

2. Giảm ô nhiễm không khí do xe cộ và các thiết bị khác khi hoạt động xả khí thải vào môi trường.

3. Tiết kiệm năng lượng, nước trong nhà và nơi làm việc.

4. Sử dụng ánh sáng tự nhiên trong nhà và nơi làm việc nếu có thể.

5. Tận dụng phương tiện giao thông công cộng hơn là dùng xe máy cá nhân hoặc taxi nếu có thể. Thỉnh thoảng đi xe đạp hoặc đi bộ đến nơi làm việc.

6. Khi mua các sản phẩm gia dụng, nhất là các loại dùng trong bình xịt, tìm loại ghi trên nhãn “không có CFC”.

7. Sơn nhà, nên sơn bằng cách quét hoặc lăn, không dùng cách phun sơn.

8. Giảm dùng các bao bì bằng nhựa xốp. Nếu có sẵn, nên tận dụng nhiều lần.

Hãy tuyên truyền và vận động những người xung quanh. Chúng ta sẽ có một cuộc sống “xanh” hơn. Nếu cả thế giới chung tay làm những điều này, sẽ tạo ra môi trường xanh và sạch cho tất cả mọi người.

TG (tổng hợp)
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất