Chiến thắng ngày 7-1-1979 là thắng lợi chung của nhân dân hai nước Việt Nam và Campuchia; thắng lợi của tinh thần quốc tế cao cả, sự giúp đỡ vô tư, chí nghĩa, chí tình của Đảng, Nhà nước, nhân dân và Quân đội nhân dân Việt Nam đối với nhân dân Campuchia. Quan hệ Việt Nam-Campuchia chuyển sang thời kỳ mới, thời kỳ phát triển hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước dựa trên nguyên tắc hòa bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, vì sự phát triển và phồn vinh của mỗi nước.
Tư tưởng nhân văn là giá trị xuyên suốt cuộc đời, xuyên suốt mọi lời nói, bài viết và việc làm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong dịp kỷ niệm 60 năm tác phẩm “Đạo đức cách mạng” ra đời, chúng ta đọc lại tác phẩm này và nhiều tác phẩm khác của Người, càng thấm thía hơn khát vọng và niềm tin lớn lao của Người trong giáo dục, rèn luyện người cách mạng nói riêng và mọi tầng lớp nhân dân nói chung.
Kỷ niệm 105 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Chí Thanh (1/1/1914-1/1/2019), sáng 27/12, tại Hà Nội, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Tọa đàm khoa học Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Nhà chính trị, quân sự xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam”.
Những thời cơ, vận hội phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ngày càng được mở ra cùng với quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, những khó khăn, thách thức vẫn còn nhiều và nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các quốc gia khác đang hiện hữu, nếu chúng ta không có những giải pháp hữu hiệu, trong đó công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược là một nhiệm vụ đóng vai trò trụ cột.
(TG) - Mỗi tin bài trên báo chí, nhất là các tác phẩm viết về công tác xây dựng Đảng, phát triển văn hóa Thủ đô đòi hỏi phải thể hiện tầm trí tuệ, thái độ đúng đắn, khách quan của người làm báo trước vấn đề đang đặt ra, giúp cho các cấp ủy Đảng, chính quyền làm tốt hơn vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, giúp cho mỗi cán bộ, đảng viên, Nhân dân nâng cao ý thức trách nhiệm, tự giác phấn đấu, giữ vững bản lĩnh, đồng thời lan tỏa, nhân lên những điều tốt đẹp, những giá trị văn hóa linh thiêng riêng có của Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến.
Đổi mới hệ thống chính trị cần đến tác nhân văn hóa, nhờ có sự tham dự của văn hóa vào tổ chức và hoạt động của nó mà hệ thống chính trị mới thực sự dân chủ, khoa học, nhân văn. Đó là một hệ thống chính trị của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, một hệ thống chính trị xác lập vai trò chủ thể là nhân dân, đồng thời bảo đảm những điều kiện chính trị - pháp lý và môi trường dân chủ - đoàn kết - đồng thuận để nhân dân thực sự là chủ và làm chủ, phát huy được vai trò người chủ của xã hội.
(TG) - “Điện Biên Phủ trên không” là sự kế thừa và phát triển truyền thống nghệ thuật quân sự Việt Nam trong thời đại mới, thời đại Hồ Chí Minh lịch sử; xứng đáng là một đỉnh cao chiến thắng của văn hóa quân sự Việt Nam hiện đại
(TG) - Sự xuống cấp, thậm chí suy thoái về đạo đức đang trở thành hiện tượng có tính toàn cầu, là nỗi lo chung của toàn nhân loại. Riêng đối với dân tộc ta, một dân tộc vốn có hàng ngàn năm văn hiến, một dân tộc biết lấy chữ nhân làm đầu, trọng lối sống tình nghĩa, biết khoan dung và giàu lòng tương thân tương ái, thì sự xuống cấp về đạo đức xã hội quả là một nhức nhối lớn đối với lương tri dân tộc.
Trong kho tàng di sản quý báu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, có khoảng 50 bài viết, tác phẩm của Người bàn về vấn đề đạo đức. Nhiều tác phẩm cho đến nay vẫn nguyên giá trị và mang tính thời sự, trong đó có tác phẩm “Đạo đức cách mạng”, được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết năm 1958, với bút danh Trần Lực, đăng trên Tạp chí Học tập (nay là Tạp chí Cộng sản), số 12.
Sau hơn 30 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, Đảng và Nhà nước ta không ngừng đổi mới nhận thức về tôn giáo và quản lý nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng. Đây là nền tảng để xây dựng chủ trương, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào có đạo và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
(TG) - Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống yêu nước tại xã Tam Sơn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh- vùng đất khoa bảng, giàu truyền thống văn hiến và cách mạng, đồng chí Ngô Gia Tự sớm giác ngộ cách mạng và trở thành người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa XII về “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” đã đề ra 8 nhiệm vụ, giải pháp, trong đó chỉ rõ “Hai trọng tâm” và “Năm đột phá”. Xác định “Hai trọng tâm” và “Năm đột phá” không chỉ thuận lợi cho học tập, quán triệt Nghị quyết, mà trong tổ chức thực hiện sẽ tập trung được vào mặt cơ bản, khâu chính yếu, mối quan hệ bản chất.
(TG) - Sự đa dạng, uyển chuyển của lối sống và sự chặt chẽ, “khô cứng” của những chế định pháp luật là hai biểu hiện hành vi rõ nhất trong mỗi con người, mỗi cộng đồng. Sự dung hòa và ứng biến này trong từng không gian cụ thể thể hiện rất rõ trong tư duy và tính cách người Việt. Nhận diện những hành vi đó có ý nghĩa định hướng, dẫn dắt dư luận đồng thuận hướng đến những chế định pháp luật tiến bộ, văn minh nhưng không xa rời, đứt gãy với truyền thống.
Thực tiễn hơn 30 năm đổi mới của đất nước đã khẳng định: Để nền kinh tế thị trường giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, cần có vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.
(TG) - Dư luận xã hội là nguồn thông tin phản hồi có vai trò rất quan trọng đối với mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Để có được những quyết định đúng đắn, các cơ quan lãnh đạo, quản lý trước hết phải nắm được tâm trạng, suy nghĩ, nhu cầu, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân để từ đó có sự định hướng dư luận xã hội tích cực.