Theo phóng viên TTXVN tại Cuba, hội thảo lý luận lần thứ tư giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Cuba với chủ đề: “Phát triển kinh tế, xã hội và công tác chính trị, tư tưởng, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Đảng Cộng sản Cuba và Đảng Cộng sản Việt Nam” đã được tổ chức trọng thể trong hai ngày 14 và 15/11 tại thủ đô Havana.
(TG) - Tôn giáo là một vấn đề nhạy cảm. Phía sau chức sắc, chức việc tôn giáo có hàng vạn tín đồ, quần chúng tin theo, nên thời kỳ nào các thế lực thù địch cũng lợi dụng tìm mọi cách chống phá, tuyên truyền những luận điệu sai trái, cho rằng Việt Nam không có tự do tôn giáo. Đối với vấn đề này, cần nhìn nhận như thế nào cho đúng?
(TG) - Tác phẩm “Đạo đức cách mạng”(1) của Chủ tịch Hồ Chí Minh (bút danh Trần Lực) đăng trên Tạp chí Học tập (nay là Tạp chí Cộng sản) tháng 12-1958 là một trong hơn 60 bài viết của Người có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh.
Để phát huy tính tích cực và chủ động hội nhập quốc tế của đội ngũ cán bộ, Nghị quyết số 26/NQ-TW, ngày 19-5-2018, của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã xác định các mục tiêu, yêu cầu, lộ trình cụ thể về năng lực làm việc trong môi trường quốc tế của đội ngũ cán bộ các cấp. Đây là một thách thức rất lớn đối với cả chủ thể quản lý và bản thân cán bộ, đòi hỏi các cấp, các ngành phải xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ rất khoa học, bài bản và mỗi cán bộ phải xác định rõ trách nhiệm và tìm động lực mới cho phát triển.
Nguyên tắc làm cơ sở cho chính sách đối ngoại của V.I.Lênin là chung sống hòa bình, không can thiệp vào nội bộ của các nước khác, về quyền bình đẳng và hai bên cùng có lợi, chỉ cho nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc con đường đấu tranh giành thống nhất và độc lập dân tộc.
(TG)- Nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, ban, ngành chức năng về văn hóa, phát triển văn hóa và con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi nguồn lực để xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và con người Việt Nam; đồng thời, gắn nhiệm vụ xây dựng văn hoá với xây dựng kinh tế và xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên, coi đó là nền tảng, là cái gốc của người cách mạng.
Đại hội XII của Đảng (1-2016) nêu lên sáu nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có nhiệm vụ thứ sáu: “Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh”(1). Vấn đề xây dựng con người Việt Nam cần đặt trong cả một giai đoạn, ít nhất là từ nay đến khoảng 10 năm tới. Những điểm nhấn nào cần được nêu lên để hướng vào việc xây dựng con người Việt Nam đáp ứng được nhu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước?
(TG) - Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã đi vào lịch sử với tính chất đột phá mở đường và dẫn đường; là một thành tựu lớn trong tiến trình của lịch sử nhân loại với lý tưởng vô cùng cao đẹp là xóa bỏ chế độ người bóc lột người, thực hiện hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội (CNXH).
Sau khi chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu tan rã, những người theo xu hướng xã hội chủ nghĩa ở phương Tây đã có những thay đổi về mặt nhận thức và quan điểm. Xuất phát từ thực tiễn các nước tư bản phát triển, phong trào xã hội chủ nghĩa quốc tế và đánh giá về chủ nghĩa xã hội hiện thực ở châu Âu những quan điểm của họ là rất đáng được quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu.
Hơn 30 năm đổi mới cũng là hơn 30 năm phát triển lý luận của Đảng ta về kinh tế tư nhân với ba bước đột phá căn bản: 1) Đại hội VI với những nhận thức mới về vai trò, vị trí lâu dài của kinh tế tư nhân; 2) Đại hội X với nhận thức mới về kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế; 3) Đại hội XII với quan điểm kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Để thực hiện Nghị quyết Đại hội XII, Hội nghị Trung ương 5 đã ra Nghị quyết số 10 về phát triển kinh tế tư nhân.
Trong những năm gần đây, an ninh môi trường như một hiện tượng bức bách của đời sống xã hội. Tại Việt Nam, chất lượng môi trường đang có những biến đổi theo chiều hướng bất lợi đối với cuộc sống của con người. Nếu không giữ được an ninh môi trường thì không có bất kỳ một sự tồn tại và phát triển nào của con người cũng như xã hội loài người. Vì vậy, bài viết khái quát những biểu hiện mất an ninh môi trường ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra nguyên nhân cơ bản của tình trạng đó và mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm giữ vững an ninh môi trường ở Việt Nam trong thời gian tới.
(TG) - Xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng chính là nền tảng tư tưởng, mục tiêu, lý tưởng, linh hồn của mọi công tác Đảng, Nhà nước ta; không chỉ nhằm phục vụ nhiệm vụ trước mắt mà còn vì mục đích cơ bản, lâu dài.
(TG)-Từ ngày 16 đến ngày 17-10-2018, tại thành phố Cần Thơ đã diễn ra Hội thảo trao đổi lý luận thường niên lần thứ 8 giữa Ðảng Cộng sản Việt Nam và Ðảng Cộng sản Nhật Bản với chủ đề "Sức sống của chủ nghĩa Mác trong thời đại ngày nay". TG xin trân trọng giới thiệu phát biểu đề dẫn của đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư T.Ư Ðảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Trưởng đoàn đại biểu Ðảng Cộng sản Việt Nam tại Hội thảo.
(TG) - Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất; đồng thời, cũng là một nhà giáo dục vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người đã khai sinh một nền giáo dục mới, toàn dân, toàn diện với kỳ vọng phải “đưa dân tộc Việt Nam trở thành một dân tộc thông thái”, sánh vai cùng bạn bè quốc tế. Quan điểm và những chỉ dẫn của Người về giáo dục vẫn luôn đồng hành cùng công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.