(TG) -Đồng chí Tôn Đức Thắng là “một gương mẫu đạo đức cách mạng: suốt đời cần, kiệm, liêm, chính; suốt đời hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”(1) - một tấm gương người cán bộ lãnh đạo luôn khiêm nhường và giản dị, trung thực và liêm khiết, nói ít làm nhiều, luôn đặt lợi ích của Đảng, của dân lên trên hết, trước hết. Đó cũng là “người tiêu biểu nhất cho chính sách đại đoàn kết của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh”, “đứng vào hàng ngũ những chiến sĩ tiên phong”(2) của Đảng.
Trước viễn cảnh về sự phát triển của giáo dục trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Việt Nam chắc chắn sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn khi nền giáo dục của chúng ta đang còn quá nặng về truyền tải kiến thức mà chưa hướng đến phát triển phẩm chất và năng lực của người học; chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý chưa đồng đều; hệ thống cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế.
Mọi cá nhân đều kỳ vọng được sống trong một xã hội công bằng. Trong xã hội này mọi cá nhân đều được bảo vệ, con người cảm giác thỏa mãn và hạnh phúc. Đề cao tinh thần công bằng khiến cho công bằng trở thành khuynh hướng giá trị trọng tâm, tạo thành cơ sở để đánh giá hành vi của con người và chế độ xã hội có tính hợp lý và chuẩn mực.
Trong xu thế phát triển triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức, kinh tế số, sự bùng nổ của khoa học - công nghệ và sự cạnh tranh sức mạnh tổng hợp giữa các quốc gia diễn ra quyết liệt, việc xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là yêu cầu cấp thiết hiện nay.
Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Từ khi tiến hành đường lối đổi mới đến nay, nhận thức, chủ trương của Đảng về kinh tế tư nhân ngày càng được bổ sung, hoàn thiện. Các hoạt động lập pháp nhằm tạo hành lang pháp lý cho kinh tế tư nhân phát triển, diễn ra mạnh mẽ, thể chế hóa, đưa đường lối, chủ trương của Đảng vào thực tiễn.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các nhà lãnh đạo nữ có phong cách lãnh đạo có thể giống hoặc khác với nam giới, câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có nên coi vấn đề tăng số lượng phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý là quan trọng không? Cần làm như vậy cho “phải phép” hay việc nhiều phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị thực sự mang lại lợi ích cho quá trình phát triển của đất nước?
Tổng kết thực tiễn 30 năm đổi mới toàn diện đất nước, nhận thức lý luận của Đảng ta trong lĩnh vực văn hóa tiếp tục có bước phát triển đột phá khi xác định gắn xây dựng văn hóa với xây dựng con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước với quan điểm phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp.
Tại Đại hội XII, nội dung xây dựng Đảng được hình dung một cách toàn diện, không chỉ là xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức mà còn đặc biệt nhấn mạnh xây dựng Đảng về đạo đức, nói rộng hơn là xây dựng Đảng về văn hóa, đưa văn hóa vào trong Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, phát huy sức mạnh nội sinh của văn hóa, để thúc đẩy xã hội phát triển bền vững, làm cho Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, bản lĩnh cầm quyền của Đảng, không ngừng bồi đắp mối quan hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân, củng cố và phát huy niềm tin của nhân dân với Đảng, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ nhân dân.
Vấn đề đạo đức trong văn học, nghệ thuật hiện nay không hoàn toàn mới nhưng lại là vấn đề bức xúc được thực tiễn đặt ra và có ý nghĩa lâu dài trong xây dựng nền văn hóa, con người Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
(TG) - Qua hơn 30 năm đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã hình thành được một hệ thống quan điểm lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, làm cơ sở khoa học cho hoạch định đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới.
(TG)-Việt Nam là quốc gia nằm trong nền văn minh lúa nước. Từ thuở xưa, cha ông ta luôn khẳng định “phi nông bất ổn”. Trong sự nghiệp cách mạng, Đảng ta đặc biệt coi trọng phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Đường 9-Khe Sanh 1968 là dịp để chúng ta ôn lại truyền thống của dân tộc, về những ngày tháng hào hùng của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cứu nước; đồng thời, nhận thức sâu sắc hơn về những bài học kinh nghiệm đã làm nên thắng lợi của chiến dịch để tiếp tục nghiên cứu, vận dụng sáng tạo, có hiệu quả vào quá trình xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng; thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trên mỗi chặng đường chiến đấu và chiến thắng, quân và dân ta đã tổ chức những trận đánh với quy mô thích hợp, nhằm tạo bước ngoặt, tăng thế và lực cho ta, đồng thời đẩy địch vào thế bị động đối phó và từng bước đi đến thất bại hoàn toàn.
(TG) - Một xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đòi hỏi ở mỗi con người, dù là người lao động hay người quản lý phải có tư duy khoa học, tác phong công nghiệp, dám nghĩ, dám làm, luôn tìm tòi sáng tạo, tầm nhìn rộng lớn, vượt qua những định kiến xã hội hẹp hòi để học tập những kinh nghiệm sáng kiến và thành tựu của người khác, của các quốc gia khác.
(TG) - Lịch sử vận động và phát triển của cách mạng Việt Nam, thực tiễn phát triển của thế giới suốt thế kỷ XX, cũng như thập niên đầu thế kỷ XXI đã bác bỏ hoàn toàn những luận điệu xuyên tạc, đồng thời chứng minh rằng, nước ta quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN là một tất yếu khách quan, phù hợp với xu thế vận động tiến bộ của thời đại và điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam.