(TG) -Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhất quán khẳng định: công tác tư tưởng có vai trò quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp cách mạng của Đảng. Là một trong ba bộ phận cấu thành của công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền luôn được coi là công tác cách mạng của Đảng nhằm truyền bá hệ tư tưởng, đường lối chiến lược, sách lược của Đảng đến với quần chúng nhân dân; góp phần nâng cao nhận thức, xây dựng và củng cố niềm tin, tập hợp, cổ vũ, khích lệ, động viên quần chúng nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Di sản văn hóa Việt Nam được kết tinh từ đời sống tinh thần phong phú và sức sáng tạo vô tận của các thế hệ người Việt Nam, là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại. Kho tàng di sản văn hóa đồ sộ đó không chỉ góp phần tạo nên một nền văn hóa Việt Nam đặc sắc mà còn đem lại những giá trị phát triển về mặt kinh tế - xã hội, cần được toàn thể chính quyền và nhân dân chung tay bảo tồn, gìn giữ cho các thế hệ mai sau.
(TG) - Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, sức mạnh từ lòng yêu nước và tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc là một trong những nội lực quan trọng. Nếu biết khai thác, nhân rộng, phát huy tốt, thì đây sẽ trở thành nguồn sức mạnh mềm to lớn, giúp Việt Nam nâng cao thực lực, vị thế và tầm ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu.
Kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một tất yếu khách quan, nhưng cần phải được tiến hành từng bước sao cho phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế. Có thể thấy, theo tư tưởng của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác, không nên vội vàng xác lập ngay vai trò chủ đạo này ở mọi lĩnh vực của nền kinh tế và xóa bỏ hoàn toàn các hình thức kinh tế dựa trên tư hữu.
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề cán bộ và công tác cán bộ, coi đây là một trong những vấn đề then chốt quyết định sự thành bại của cách mạng. Người khẳng định “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”(1). Để xây dựng được một đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, Người đưa ra một hệ thống luận điểm về cán bộ và công tác cán bộ.
Quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước ta rất cao, nhân dân rất ủng hộ công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Nhưng tại sao “tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành”? Đó là câu hỏi có tính lịch sử! Thực tiễn những năm vừa qua, nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã từng bước cho chúng ta những câu trả lời.
Khoa học về lãnh đạo, quản lý được hình thành và phát triển từ đầu thế kỷ XX đến nay đã sản sinh ra nhiều lý thuyết khác nhau về lãnh đạo, quản lý, đặc biệt ở các nước công nghiệp hóa sớm và việc áp dụng đã lan tỏa từ khu vực doanh nghiệp, kinh doanh sang khu vực nhà nước và xã hội. Tham khảo các tư tưởng và lý thuyết này vào việc xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược ở nước ta hiện nay là cần thiết.
Nghề báo nếu không nhận thức đúng và thay đổi phù hợp thì sẽ bị tụt hậu, thua cuộc, dù quá khứ vẻ vang.
(TG) -Trong các huấn thị về xây dựng và phát triển văn hóa, con người, Bác Hồ chỉ ra rằng không phải cái gì cũ cũng bỏ, không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ, cái gì cũ mà không xấu thì phải sửa lại cho hợp lý. Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm. Cái gì mới mà hay thì phải làm. Phép biện chứng giữa truyền thống và hiện đại là ở đó.
Trong Lời kêu gọi thi đua ái quốc, với cách viết thiết thực, sâu sắc, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ nhớ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập một cách toàn diện những vấn đề cần tập trung chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện một phong trào thi đua yêu nước, từ mục đích, vai trò, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung, cách làm, lực lượng, kết quả đến sức lan tỏa của phong trào thi đua ái quốc. Trong đó, Người chỉ rõ mục đích của Thi đua ái quốc là: “Diệt giặc đói. Diệt giặc dốt. Diệt giặc ngoại xâm”.
Trong các giai đoạn cách mạng, các phong trào thi đua yêu nước luôn gắn kết chặt chẽ với yêu cầu, nhiệm vụ chính trị, cụ thể hóa trong từng lĩnh vực, từng cơ quan, đơn vị, địa phương, làm cho phong trào có nội dung và khí thế sôi nổi, rộng khắp...
(TG) - Năm 1948, khi cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta đang từng bước vượt qua những khó khăn, thử thách ban đầu, nhằm huy động sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc cho sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc, ngày 11-6-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra “Lời kêu gọi Thi đua ái quốc” - Thi đua yêu nước.
Chủ nghĩa cơ hội thời nào cũng có, nhưng thường xuất hiện công khai và phát triển vào lúc cách mạng gặp khó khăn và khi các quan hệ xã hội có những biến đổi. Gần đây, trong các văn kiện của Đảng nhắc nhiều tới cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, tư tưởng cơ hội, các phần tử cơ hội chính trị...
Trong ngày chất vấn và trả lời chất vấn cuối cùng, đầu giờ sáng 06-6, Quốc hội tiến hành chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhóm vấn đề thứ 4 tập trung vào các nội dung: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học, giáo dục phổ thông; Công tác quản lý giáo dục mầm non, nhất là giáo dục mầm non ngoài công lập; Giải pháp khắc phục tình trạng xuống cấp về đạo đức, lối sống cho giáo viên và học sinh trong nhà trường.
(TG) -Chiều sâu của các giá trị văn hóa mà Hồ Chí Minh đưa đến cho chính trị chính là sức cảm hóa, sức thuyết phục từ trái tim đến trái tim, từ trái tim vĩ đại của một nhân cách vĩ đại tới trái tim của hàng triệu người dân bằng những lời nói, hành động tác phong giản dị, hàm súc, có sức lan tỏa mạnh mẽ.