Thứ Bảy, 28/9/2024
Diễn đàn
Thứ Hai, 21/12/2009 21:44'(GMT+7)

Người Việt Dùng hàng Việt: Khơi dậy thêm ý thức tự tôn dân tộc

(Ảnh minh hoạ)

(Ảnh minh hoạ)

Có một thực tế, dù có ưu ái hàng Việt Nam đến mấy nhưng chất lượng, giá thành, mẫu mã và thái độ phục vụ thua hàng ngoại nhập thì dù có níu kéo đến mấy "tình yêu" ấy cũng sẽ nhạt phai. Hơn ai hết, các doanh nghiệp Việt Nam phải hiểu rõ thực tế này và có những động thái thay đổi tư duy mạnh mẽ để khắc chế những tồn tại sao cho xứng tầm với sự ưu ái của người Việt...

Đã từ rất lâu rồi, người tiêu dùng trong nước có thói quen lựa chọn hàng ngoại nhập khi mua sắm. Vẫn biết thói quen này không tốt cho hàng hóa, các doanh nghiệp nước nhà, nhưng người tiêu dùng Việt hoàn toàn có lý khi đưa ra các quyết mua sắm hàng ngoại nhập. Bởi, hàng ngoại nhập đã "hội tụ" được rất nhiều ưu điểm so với hàng nội còn thiểu để đánh trúng vào tâm lý người tiêu dùng Việt đó giá thành, mẫu mã, dịch vụ hậu mãi...

Công bằng mà nói, trong những năm qua, sản xuất hàng hóa trong nước đã có sự phát triển mạnh, đa dạng về chủng loại nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, chưa thể hiện được sự vượt trội khi cạnh tranh với hàng ngoại nhập trên thị trường nội địa. Buồn thay, một số doanh nghiệp có thế mạnh lại chỉ nhăm nhăm hướng ngoại mà quên mất tiềm năng rộng lớn ngay trong tay mình là thị trường nội địa...Khi khủng hoàng kinh tế toàn cầu xảy ra, các "hầu bao" tiêu dùng tại thị trường ngoại được thắt lại thì đối tượng chịu tác động nhiều nhất lại chính là các doanh nghiệp nhăm nhăm hướng ngoại. Và chưa bao giờ câu thành ngữ "ta về ta tắm áo ta" lại thấm thía với các doanh nghiệp Việt Nam như lúc này.

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” như khơi dậy thêm ý thức tự tôn dân tộc cho cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Không những vậy, nó còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra quyết tâm chính trị cho các cơ quan ra và thực thi chính sách, các doanh nghiệp sản xuất và tổ chức tiêu thụ trong việc làm mọi cách để đưa hàng nội chiếm lĩnh thị trường, tâm lý tiêu dùng của người Việt Nam. Tuy nhiên, để cuộc vận động không chỉ là phong trào trong một giai đoạn nhất định, cần phải tìm lời giải cho bài toán: "Vì sao người tiêu dùng chưa mặn mà với hàng nội?".

Dù người tiêu dùng có ý thức cao trong việc ủng hộ hàng hóa trong nước, họ cũng không thể chấp nhận mãi được sự "chín bỏ làm mười" đối với loại hàng hóa kém về phẩm chất, cao về giá thành, dịch vụ hậu mãi kém cỏi... Người tiêu dùng thông minh không phải là người hoàn toàn lựa chọn hàng hóa rẻ tiền mà là hàng hóa tương xứng với đồng tiền bỏ ra, và họ cần được đặt đúng vào vị trí là "thượng đế". Thực tế, những vấn đề này đã đặt ra từ vài thập kỷ trước trên thị trường Việt Nam, nhiều doanh nghiệp trong nước đã có sự nhạy bén đổi mới tư duy và họ đã thành công cho đến nay.

Còn nhớ, vào những năm 80 của thế kỷ trước, thị trường các tỉnh phía Nam tràn ngập các loại hàng hóa Thái Lan như: Hàng gia dụng nhựa, dép tông... bày bán tràn lan, người tiêu dùng Việt lựa chọn cao, các doanh nghiệp nhựa trong nước đứng trước thách thức sinh tồn. Trước thực trạng đó, các doanh nghiệp nhựa trong nước đã có sự đột phá cải tiến trong sản xuất, đa dạng hóa các sản phẩm, giá thành hợp lý đã đánh trúng được tâm lý người tiêu dùng Việt... Từ đó các sản phẩm Việt đã lên ngôi, lấy lại thị phần. Tương tự, các sản phẩm Bia Tàu, bia Larue, bia BGI đầu những năm 1990 cũng đã thống lĩnh đến trên 2/3 thị phần bia Việt Nam, lân át các sản phẩm Bia Saigon, Hà Nội... doanh nghiệp Bia trong nước đã nhanh chóng thay đổi mẫu mã, thay két gỗ bằng két nhựa, đổi mới cũng cách bán hàng, tiếp thị, hậu mãi... Hay câu chuyện cách đây chưa lâu, Công ty Unilever đã sản xuất và đưa ra những gói dầu gội đầu có giá 500 đồng để đưa về nông thôn để "đánh trúng" vào túi tiền và khả năng tài chình của người nông dân và họ đã rất thành công. Những nỗ lực này đã giúp họ chiến thắng đực các đối thủ, lấy lại vị trí lựa chọn hàng đầu trong người tiêu dùng Việt Nam...Điều đó cũng khẳng định rằng hàng Việt Nam hoàn toàn có thể thống lĩnh và "sống khỏe" ngay trên thị trường nội địa nếu mỗi doanh nghiệp có ý thức đổi mới tư duy trong sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp quen hướng ngoại cũng hoàn toàn có thế "về tắm ao ta" sẽ không có "đúc" chỉ có "mát" nếu vận dụng bài học từ câu chuyện trên.

Không thể phủ nhận nhiều mặt hàng tiêu dùng xuất xứ từ nước ngoài có chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn so với hàng nội cùng chủng loại. Tuy nhiên, đây không phải lý do khiến người tiêu dùng chuộng hàng ngoại đến độ "sính". Căn nguyên được xác định là do hàng ngoại thừng bán với giá cao hơn hàng nội nên một bộ phận người tiêu dùng có tâm lý lựa chọn ngàng ngoại chỉ để phô trương khả năng tài chính. Một vấn đề đang đặt ra đối với các doanh nghiệp trong nước là nguồn kinh phí dành cho quảng bá, khuyến mãi sản phẩm hạn chế thì các sản phẩm nước ngoài lại quảng bá rầm rộ, gắn với các chương trình truyền hình dài kỳ phát liên tục trong các kênh nước ngoài, trong đó có kông ít các giờ vàng trên truyền hình Việt Nam. Sự rủng rỉnh về tài chính kết hợp với cách làm chuyên nghiệp, đánh đúng vào tâm lý, đối tượng tiêu dùng Việt Nam là giới trẻ của các sản phẩm nước ngoài đang ảnh hưởng đến phong cách của giới trẻ Việt. Đây chính là sức ép lớn đối với các doanh nghiệp trong nước khi cạnh tranh với hàng ngoại nhập ngay trong "ao nhà".

Để phát triển kinh tế trên nền tảng các nguồn lực trong nước, cần phải phát huy vai trò của 3 chủ thể nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Nhà nước thiết lập ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, doanh nghiệp phải tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả hợp lý, mẫu mã phù hợp với thị yếu người tiêu dùng, còn người tiêu dùng cần phải thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ khi mua và sử dụng hàng hóa của mình. Ví dụ, khi mua phải yêu cầu hóa đơn, phải biết người cung cấp hàng hóa có đúng chất lượng, giá cả, nguồn gốc… hay không. Đối với người tiêu dùng các nước hiện nay, đều yêu cầu người bán phải cung cấp hóa đơn các chứng từ liên quan đến hàng hóa, điều đó làm cho người bán phải cung cấp hàng có chất lượng…

Hàng loạt các vấn đề đặt ra hiện nay là, các doanh nghiệp phải làm thế nào để hàng của mình đến được với người tiêu dùng và thuyết phục được họ; Làm thế nào để bảo vệ sản xuất và hàng trong nước; bảo vệ hàng trong nước trước sự cạnh tranh không lành mạnh từ bên ngoài. Từ thực tế đó, các doanh nghiệp phải nâng cao được chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh, phải quan tâm đến người tiêu dùng, thực hiện các cam kết đối với người tiêu dùng. Đồng thời, phải đẩy mạnh tuyên truyền để người tiêu dùng ở trong và nước ngoài hiểu đúng về hàng Việt Nam, ủng hộ hàng Việt Nam. Người tiêu dùng trong nước sử dụng hàng Việt như một hành động yêu nước, như một sự ủng hộ đối với doanh nghiệp và những người lao động làm ra sản phẩm./.

Đỗ Quỳnh Chi

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất