Chủ Nhật, 24/11/2024
Chung sức phòng chống thiên tai
Thứ Ba, 6/12/2022 16:20'(GMT+7)

Núi lửa Semeru, Indonesia phun trào chôn vùi nhiều nhà cửa, công trình

Nhiều cư dân đã trở lại các ngôi làng để giải giải cứu động vật và thu hồi tài sản. Ảnh: AP

Nhiều cư dân đã trở lại các ngôi làng để giải giải cứu động vật và thu hồi tài sản. Ảnh: AP

Điều kiện thời tiết cải thiện hôm thứ Hai (5/12) đã cho phép lực lượng cứu hộ tiếp tục các nỗ lực sơ tán và tìm kiếm các nạn nhân, sau khi ngọn núi lửa cao nhất trên hòn đảo đông dân cư nhất của Indonesia phun trào.

Hàng trăm nhân viên cứu hộ đã được triển khai hôm thứ Hai tại các ngôi làng bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Sumberwuluh và Supurang, nơi những ngôi nhà và nhà thờ Hồi giáo bị hàng tấn mảnh vụn núi lửa chôn vùi đến mái nhà.

Những cơn mưa lớn đã làm xói mòn và sau đó làm sụp đổ miệng dung nham trên đỉnh núi lửa cao 3.676 mét, gây ra một trận vụ lở khí và dung nham trườn xuống các sườn dốc về phía một con sông gần đó. Khí nóng chảy xuống các sườn núi, bao phủ toàn bộ ngôi làng và phá hủy một cây cầu chỉ mới được xây dựng lại sau vụ phun trào mạnh vào năm ngoái.

Lần phun trào lớn trước đó của núi lửa Semeru là vào tháng 12 năm 2021, khi nó bùng lên dữ dội khiến 51 người thiệt mạng chôn vùi một số ngôi làng. Hàng trăm người khác bị bỏng nặng và vụ phun trào buộc hơn 10.000 người phải sơ tán.

Trưởng làng Lumajang, Thoriqul Haq, cho biết những người dân vẫn còn bị ám ảnh bởi vụ phun trào năm ngoái đã tự bỏ chạy khi nghe thấy tiếng núi bắt đầu rung vào sáng sớm Chủ nhật, để “có thể tránh được thương vong. Họ đã học được một bài học quan trọng”.

Ông cho biết gần 2.000 người đã trốn đến nơi trú ẩn khẩn cấp tại một số trường học, nhưng nhiều người đã được trở về nhà vào thứ Hai để giải cứu gia súc và thu hồi tài sản của họ.

Hendra Gunawan, người đứng đầu Trung tâm giảm thiểu rủi ro địa chất và núi lửa của Indonesia cho biết, hoạt động núi lửa gia tăng vào chiều Chủ nhật đã khiến các nhà chức trách mở rộng vùng nguy hiểm lên 8 km tính từ miệng núi lửa và các nhà khoa học đã nâng mức cảnh báo núi lửa lên mức cao nhất.

Núi lửa Semeru đã phun trào nhiều lần trong 200 năm qua. Tuy nhiên, giống như trường hợp của nhiều trong số 129 ngọn núi lửa đang hoạt động ở Indonesia, hàng chục nghìn người vẫn tiếp tục sống trên những sườn núi màu mỡ của nó.

Indonesia, một quần đảo với hơn 270 triệu dân, nằm dọc theo “Vành đai lửa” Thái Bình Dương với một loạt các đường đứt gãy hình móng ngựa thường xuyên gây ra động đất và động núi lửa./.

Thế Hoàng

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất