Nghiên cứu này đã phát hiện được sự gia tăng mật độ protein CCLL11 trong não bộ của những cầu thủ bóng đá bị mắc CTE đã chết, nhưng không tìm thấy nó ở trong não bộ của những người khỏe mạnh hoặc người bị bệnh Alzheimer.
Cho đến nay, CTE mới chỉ được chẩn đoán thông qua mô não của người chết nên kết quả nghiên cứu trên có thể giúp các nhà nghiên cứu tiến gần hơn đến việc phát triển một phương pháp chẩn đoán bệnh CTE đối với người sống bởi vì protein CCLL11 có thể được tìm thấy ở dịch não tủy.
Việc phát hiện ra CCLL11 là một “dấu ấn sinh học” quan trọng nhưng cần phải tiếp tục nghiên cứu. Các nhà khoa học hy vọng rằng đây sẽ là một bước đi tiềm năng để phát triển các liệu trình điều trị và phương pháp phòng ngừa hội chứng CTE tốt hơn.
CCLL11 sau này có thể được sử dụng kết hợp với các “dấu ấn sinh học” và thủ thuật điều trị khác như chụp cắt lớp (PET) để chẩn đoán hội chứng CTE ở người sống.
Hội chứng CTE có liên quan đến chấn thương sọ não tái phát, có thể dẫn đến trầm cảm, hoang mang và mất trí nhớ. Những chấn động và va đập vào vùng đầu lặp đi lặp lại trong thời gian dài sẽ hình thành một vết hằn trong não và đây chính là nguyên nhân khiến CTE hình thành. Hầu hết các bệnh nhân CTE đều có thể có các hành vi bạo lực với người khác hay tự sát.
Nghiên cứu trên đã chỉ ra rằng những triệu chứng của hội chứng này giống với bệnh Alzheimer và các bác sỹ đã phải tốn rất nhiều công sức để phân biệt bệnh nhân Alzheimer và CTE với nhau./.
TTX