Thứ Bảy, 28/9/2024
Cuộc sống số
Thứ Sáu, 29/10/2010 21:53'(GMT+7)

Phổ cập internet: Còn nhiều khoảng trống

Sức mạnh công nghệ có… thừa
Quá trình phát triển internet tại Việt Nam thì gần như tất cả các công nghệ từ quay số truy cập internet đến cáp đồng, cáp quang, Wimax, 3G và mới đây là thử nghiệm LTE của VNPT đều góp mặt đủ. Trong đó mỗi công nghệ đều có một vòng đời và vai trò nhất định.
Ông Trần Bá Thái – Phó Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam cho biết, “ADSL là công nghệ băng rộng và Dialup là tiền đề phát triển tốt của ADSL nhờ vào mạng lưới điện thoại cố định và khi điện thoại cố định thoái trào thì ADSL cũng sẽ thoái trào theo; băng rộng hiện nay dành cho những công nghệ mới hơn như cáp quang rẻ như cáp đồng, hoặc di động không dây như Wimax, 3G và LTE”.
Nhờ các chính sách của các cơ quan quản lý internet Việt Nam phát triển trong thời gian qua tương đối ấn tượng và có nhiều triển vọng. Ngoài ra, internet còn có rất nhiều cơ hội lớn cho xã hội, người tiêu dùng cũng như các nhà cung cấp dịch vụ internet.
Theo ông ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch hiệp hội internet Việt Nam, xu hướng của môi trường internet sẽ là cáp quang và không dây còn nhu cầu về băng rộng sẽ là chắc chắn. Nếu được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, có chủ trương và chính sách tốt thì chúng ta có thể manh dạn có những sự đột phá về băng rộng. Còn đối với lĩnh vực nội dung số, hiện nay nội dung số đang có những bước phát triển "tưng bừng" đến mức nhiều khi làm cho cơ quan quản lý cảm thấy lo ngại. Chính vì thế, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với lĩnh vực này là rất cần thiết để có thể "tưng bừng"hơn nữa mà lại đúng mục tiêu đã đề ra, đem lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng.

Còn về vấn đề công nghệ và chi phí, theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó TGĐ Viettel cho rằng suất đầu tư trung bình cho một thuê bao phải dưới 50 USD thì mới có thể vùng phủ rộng, để thực hiện điều này thì 3G hiện đã đạt được mức này và nó rẻ hơn dùng cáp đồng. Và cơ hội phủ rộng băng thông rộng đã đến với chi phí 30 nghìn đồng/tháng cho một hộ gia đình. Viettel hiện nay đã đầu tư hơn 20 nghìn trạm 3G và sắp tới sẽ còn nhiều hơn nữa (trong khi trạm 2G của các nhà mạng Việt Nam hiện nay mới chỉ khoảng hơn 10 nghìn trạm). Điều đó có nghĩa chúng ta đã đưa vùng phủ sóng 3G đến hầu hết người dân vì suất đầu tư của nó thấp do vấn đề về mặt công nghệ.
… thiếu thiết bị đầu cuối giá rẻ
Hơn 10 năm phát triển của internet Việt Nam đã đạt được những thành quả không thể phủ nhận. Số người sử dụng internet tại Việt Nam là trên 25 triệu và nằm trong Top 20 nước có số người sử dụng internet lớn nhất toàn cầu.
Tuy nhiên mới số người sử dụng internet băng thông rộng chỉ chiếm khoảng 4% theo ông Nguyễn Mạnh Hùng P.TGĐ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, internet Viettel, và không ai dùng con số này để nói về sự bùng nổ internet tại Việt Nam.
Trong khi đó, ông Liên cũng là người đầu sào trong vai trò nhà cung cấp dịch vụ internet lớn nhất tại Việt Nam VDC lại cho rằng còn rất nhiều khoảng trống thì internet mới có thể đến được với đời sống như các vùng nông thôn… internet còn hiệu dụng với rất nhiều vùng cũng như các phân đoạn nhất định mà chúng ta chưa đáp ứng hết ngay cả đối với các lớp học vỡ lòng, nhà trẻ nếu có đoạn phim làm các cháu ăn ngon hơn chẳng hạn, ông Liên đưa ví dụ minh họa. Cho nên, thời gian tới, chúng ta sẽ phải quan tâm đến phần này. Ngoài ra, chúng ta cần phải chú ý đến phần môi trường truy cập mạng và nội dung số.
Theo kinh nghiệm phát triển viễn thông của ông Hùng thì muốn dịch vụ bùng nổ thì cần 4 yếu tố bao gồm độ phủ rộng, cước phí cho người dân thấp, thiết bị đầu cuối giá rẻ và kênh bán hàng rộng khắp.
“Khi nhắc đến băng rộng, ADSL thường đề cập đến mức cước khoảng 200 - 300 nghìn đồng thì rất khó phổ cập cho đại đa số người dân vì Việt Nam vẫn là một trong số những nước nghèo”, ông Hùng nói. Chúng tôi đã ước tính muốn phổ cập được internet thì cước phí trung bình cho người dân phải ở mức dưới 80 nghìn đồng/tháng.
Còn đối với điều kiện thứ 3 - thiết bị đầu cuối rẻ, ông Hùng cho biết nếu muổn phổ cập rộng rãi đến người dân thì thiết bị đầu cuối phải ở mức khoảng dưới 50 USD đối với di động và 100 USD đối với máy tính. Máy tính ở đây được hiểu là một thiết bị truy cập internet.
Đồng quan điểm ông Thái cho rằng, trong vòng 5 năm hay những năm tới cái máy tính thì không còn phù hợp do vậy nên gọi nó là thiết bị truy cập internet. Chúng ta chưa thể hình dung cụ thể cái máy đó sẽ thay đổi như thế nào. Mỗi sản phẩm đều có một vòng đời nhất định.
“Nếu chúng ta muốn nhanh chóng đưa Việt Nam thành một nước phát triển và tôi nghĩ nếu làm tốt thì năm 2015 mà chúng ta có 60% hộ gia đình có internet băng rộng thì Việt Nam sẽ tương đương một nước phát triển và sẽ về đích trước so với đề án Tăng tốc”, ông Hùng nói./.
 
Theo Lao Động online
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất