Thứ Sáu, 29/11/2024
Chính sách
Thứ Năm, 11/6/2009 21:6'(GMT+7)

Quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới

Hành vi áp dụng các điều kiện khác nhau trong tuyển dụng lao động nam và nữ đối với cùng công việc bị phạt từ 5 - 10 triệu đồng

Hành vi áp dụng các điều kiện khác nhau trong tuyển dụng lao động nam và nữ đối với cùng công việc bị phạt từ 5 - 10 triệu đồng

Nghị định quy định cụ thể các hành vi VPHC về bình đẳng giới và mức phạt tương ứng trong từng lĩnh vực: Chính trị; kinh tế; lao động; giáo dục và đào tạo; khoa học, công nghệ; văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao; y tế và gia đình.

Trong lĩnh vực chính trị, hành vi không cho nam hoặc nữ tự ứng cử, được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND; không thực hiện việc bổ nhiệm nam hoặc nữ vào cương vị quản lý, lãnh đạo hoặc các chức danh chuyên môn vì định kiến giới... sẽ bị phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng.

Trong lĩnh vực lao động, hành vi áp dụng các điều kiện khác nhau trong tuyển dụng lao động nam và nữ đối với cùng công việc mà nam, nữ đều có trình độ và khả năng thực hiện như nhau (trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới hoặc đối với các nghề nghiệp đặc thù); hành vi sa thải hoặc cho thôi việc người lao động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ sẽ bị phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng.

Hành vi không cho nam hoặc nữ trong gia đình tham gia công tác xã hội vì định kiến giới sẽ bị phạt 500.000 - 1 triệu đồng. Ngoài ra, phạt 1 - 3 triệu đồng đối với hành vi dùng vũ lực nhằm cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính...

Ngoài hình thức phạt chính, tùy theo tính chất, mức độ, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính hoặc bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc xin lỗi, cải chính công khai; buộc khôi phục lại quyền lợi hợp pháp đã bị xâm hại; tiêu hủy các vật phẩm, văn hóa phẩm có nội dung cổ vũ, tuyên truyền, phổ biến về bất bình đẳng giới, định kiến giới... Đặc biệt, người nước ngoài vi phạm hành chính về bình đẳng giới trên lãnh thổ Việt Nam có thể bị xử phạt trục xuất.

Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội, Thanh tra chuyên ngành khác, Chủ tịch UBND các cấp, Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng là những cơ quan có thẩm quyền xử phạt VPHC về bình đẳng giới.

Nghị định cũng quy định rõ, người có hành vi VPHC về bình đẳng giới gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân, ngoài bị xử phạt hành chính còn phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2009.

(Nguồn: Nghị định 55/2009/NĐ-CP)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất