(TG)-Xác định công tác tuyên giáo của Đảng cần đặt biệt coi trọng việc điều tra, nắm bắt, định hướng dư luận xã hội (DLXH), xem nắm bắt DLXH là một công cụ để xác định, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các chủ trương, kế hoạch, biện pháp công tác tư tưởng, là cơ sở để đáng giá hiệu quả công tác tư tưởng, từ ngày 28 đến 29-8, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng tổ chức lớp bồi dưỡng nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội năm 2018 cho 120 công tác viên dư luận xã hội các cấp của tỉnh.
Trong thời gian qua, công tác nghiên cứu, nắm bắt DLXH đã góp phần quan trọng trong công tác xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị thật sự trong sạch vững mạnh,… góp phần đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Với tỉnh Sóc Trăng, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, vai trò tham mưu, hướng dẫn của Ban Tuyên giáo các cấp, công tác DLXH của Đảng đã không ngừng được quan tâm và nâng cao chất lượng hoạt động, nhất là việc thành lập và thường xuyên kiện toàn, cũng cố đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội.
Sóc Trăng hiện có 35 cộng tác viên dư luận xã hội cấp tỉnh, 294 cộng tác viên cấp huyện và tương đương. Với việc không ngừng kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động cho đội ngũ cộng tác viên DLXH, thời gian qua, công tác nghiên cứu, nắm bắt DLXH của tỉnh đã có nhiều tiến bộ, ngoài các hoạt động thường xuyên, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và một số địa phương tổ chức đều đặn hằng năm từ 1 - 2 cuộc điều tra DLXH để nắm bắt tư tưởng, tâm trạng, nguyên vọng, kiến nghị của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh về các vấn đề, sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị và xã hội của đất nước, của địa phương…phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền cac cấp.
Tuy nhiên, công tác DLXH và hoạt động của đội ngũ cộng tác viên DLXH ở một số đơn vị, địa phương của tỉnh vẫn chưa đi vào nền nếp, nhất là thực hiện chế độ báo cáo chất lượng chưa cao, chưa đầy đủ, thiếu thường xuyên; tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ công tác nghiên cứu DLXH còn thiếu, nhất là cán bộ có trình độ chuyên môn phù hợp với công việc này; việc nắm tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân còn có lúc chưa sâu sát, kịp thời; một số vụ việc nổi cộm, bức xúc của nhân dân ở một số địa phương chưa được phát hiện, báo cáo sớm. Nguyên nhân chính vẫn là do hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ bề dày kinh nghiệm trong công tác DLXH.
Xuất phát từ thực tế hoạt động của cộng tác viên DLXH tỉnh nhà, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ nghiên cứu, nắm bắt DLXH năm 2018 với mục tiêu đề ra là bồi dưỡng nghiệp vụ để đội ngũ cộng tác viên, cán bộ làm công tác DLXH của ngành tuyên giáo tỉnh, vừa nắm chắc những vấn đề cơ bản có tính lý luận, vừa gắn với yêu cầu thực tiễn đối với công tác nghiên cứu, nắm bắt, định hướng DLXH; kỹ năng, phương pháp đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình” lĩnh vực tư tưởng – văn hóa trên không gian mạng, hoạt động của Ban chỉ đạo 94 các địa phương.
Với 5 chuyên đề về: Tham mưu tổ chức điều tra, nắm bắt, xử lý và định hướng dư luận xã hội; Xử lý tình huống điểm nóng ở cơ sở; Đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hóa và phòng ngừa “tự diễn biến”; Công tác đấu tranh, phản bác các thông tin, quan điểm sai trái trên mạng xã hội; Thông tin các vấn đề về Quy chế và hoạt động của Ban Chỉ đạo 94, nhóm chuyên gia, tổ giúp việc,… Báo cáo viên của lớp gồm: Thạc sĩ Từ Thúy Quỳnh – Trưởng phòng Đào tạo và Nghiên cứu khoa học, Viện Nghiên cứu dư luận xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương; Đại tá Nguyễn Minh Ngọc – Phó Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng; đ/c Lê Minh Thượng – Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đ/c Nguyễn Thị Thu Cúc – Trưởng phòng Tuyên truyền, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tây Ninh.
Phát biểu khai mạc lớp bồi dưỡng, đồng chí Lâm Tấn Hòa - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đề nghị học viên tham gia lớp bồi dưỡng nhận rõ trách nhiệm, học tập nghiêm túc, lắng nghe thật đầy đủ, với tinh thần khiêm tốn, cầu thị; kết hợp việc nghe báo cáo trên lớp với tự học, tự nghiên cứu, chủ động, tư giác theo gợi mở của các báo cáo viên; trong quá trình học tập cần lưu ý gắn lý luận với thực tiễn, gắn tài liệu sách vở với cuộc sống và công tác của mỗi đồng chí. Mạnh dạn, thẳn thắn trao đổi, chia sẽ kinh nghiệm, bổ sung cho nhau để cùng tiến bộ.
Đồng chí Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy hy vọng sau lớp bồi dưỡng, đội ngũ cộng tác viên DLXH các cấp của tỉnh sẽ được bổ sung, cập nhật kiến thức mới, hiểu sâu sắt, đầy đủ hơn về công tác nghiệp vụ DLXH và một số vấn đề liên quan khác, từ đó phát huy sức mạnh của DLXH lành mạnh, hỗ trợ cho các biện pháp quản lý nhà nước, các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, vận động của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân để thực hiên thắng lợi các mục tiêu của Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng đề ra.
Tô Nài Não
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng