Thứ Hai, 30/9/2024
Nghiệp vụ công tác tuyên giáo
Thứ Bảy, 20/6/2009 20:3'(GMT+7)

Sứ mệnh to lớn của báo chí Cách mạng Việt Nam: Tạo sự đồng thuận xã hội

Phỏng vấn Công Vinh sau trận đấu của đội tuyển bóng đá Việt Nam trên sân Mỹ Đình

Phỏng vấn Công Vinh sau trận đấu của đội tuyển bóng đá Việt Nam trên sân Mỹ Đình

 Nói về những thành tựu của báo chí cách mạng Việt Nam, có thể dẫn ra một đánh giá đã trở thành kinh điển: "Báo chí cách mạng Việt Nam đồng hành cùng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng đưa đất nước đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác...". Sở dĩ có được thành công như vậy là bởi báo chí mang một sứ mệnh lớn lao: Tạo nên đồng thuận xã hội. Có đồng thuận xã hội là có sức mạnh.

- Thưa ông, trong bài phát biểu mới đây nhân dịp kỷ niệm 84 năm Ngày Báo chí cách mạng VN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị báo chí nâng cao hơn nữa vai trò tập hợp sự đồng thuận xã hội trong việc giải quyết những vấn đề lớn của đất nước, của địa phương, ngành... Với bề dày kinh nghiệm báo chí của mình, ông có thể nói rõ quan điểm của mình?

- Dư luận xã hội là ý kiến của số đông trong xã hội khen hoặc chê, ủng hộ hoặc phản đối một sự kiện hoặc một hành vi nào đó. Trên bình diện chính trị - văn hóa, dư luận xã hội thể hiện bằng những khuyến nghị hay đòi hỏi hướng về các cấp lãnh đạo, những người hoạch định chính sách... Vì vậy các nước thường có viện thăm dò dư luận xã hội, giữ vai trò cung cấp dữ liệu cho lãnh đạo hoạch định chủ trương, chính sách cũng như kiểm nghiệm chủ trương, chính sách đã ban hành.

Chức năng dân chủ của báo chí là tạo nên dư luận xã hội đúng đắn, từ đó hình thành sự đồng thuận của xã hội. Chúng ta đều thấy báo chí cách mạng VN suốt 84 năm tồn tại, luôn coi trọng việc thông tin, phổ cập đường lối của Đảng, Nhà nước; làm cho các chủ trương, chính sách thấm sâu vào nhân dân, để người dân hiểu, đồng tình và cùng nhau thực hiện.

Khi đường lối, chủ trương của lãnh đạo phù hợp với ý chí, tâm tư nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân, nó sẽ trở thành sức mạnh to lớn. Trong thời đại Hồ Chí Minh, những sự đồng thuận xã hội lớn nhất đã biểu hiện thông qua hai cuộc kháng chiến gian khổ giữ nước và cứu nước, chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, và ngày nay sự nghiệp đổi mới.

Nhờ tạo được đồng thuận xã hội, nhân dân ta trên dưới một lòng, Bắc - Nam một ý chí, bất chấp mọi hy sinh gian khổ, vì độc lập tự do, giành thắng lợi cho bằng được. Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới, nhờ có đồng thuận xã hội, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu. Cơ bản vẫn là do đường lối đổi mới do Đảng đề xướng và lãnh đạo phù hợp với ý chí của dân tộc, với nguyện vọng của nhân dân.

Trong bài phát biểu kết luận tại Hội nghị T.Ư 7, Đại hội IX của Đảng (9.11.2002), Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh nhấn mạnh: Cần "lắng nghe dư luận xã hội". Tiếc rằng trong thực tế, không phải lúc nào và ở cấp nào, ngành nào cũng làm được như thế.
 

- Chúng ta đang sống trong một xã hội mở, nền kinh tế nhiều thành phần, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tuyên truyền, phổ cập đường lối, chủ trương của Nhà nước là rất cần thiết, nhưng có lẽ chưa đủ.  Xin được biết quan điểm của ông?

- Thực tế cho thấy, do nhiều nguyên nhân, các chủ trương, chính sách, pháp luật khó có thể hoàn chỉnh 100%. Vì vậy mới có yêu cầu người dân tham gia xây dựng chính sách và giám sát sự thực hiện. Nhiều trường hợp chủ trương thoạt đầu đúng, song đi vào thực tế mới phát hiện những điều không phù hợp, thậm chí cán bộ cố tình làm sai.

Thực tế ấy càng đặt ra cho báo chí sứ mệnh lắng nghe dư luận xã hội, phản ánh với Đảng, Nhà nước, với các cấp lãnh đạo. Tự báo chí phát hiện ra những lệch lạc, khiếm khuyết, tạo ra dư luận xã hội đúng đắn, khiến người đề ra chính sách không thể không lắng nghe, không điều chỉnh.

Nói cách khác, trong bối cảnh ngày nay, báo chí không chỉ góp phần tạo nên đồng thuận xã hội bằng cách tuyên truyền, phổ biến một chiều, mà còn phải thông qua phản biện. Phản biện là căn cứ vào khoa học, vào thực tiễn nhằm làm sáng tỏ những cái đúng, nhất là những bất cập trong thực tiễn lãnh đạo. Phản biện xã hội tốt, được lãnh đạo lắng nghe, coi trọng, sẽ tạo nên đồng thuận xã hội cao hơn. Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ngày càng được người dân đồng tình và thực hiện.

Thời gian gần đây, có một số trường hợp nói nên sức mạnh của dư luận xã hội đồng tình hoặc không đồng tình với một chủ trương cụ thể, và chính sách đã có sự điều chỉnh điều chỉnh. Quyết định thu hồi một số dự án làm sân golf là thí dụ...

Mục đích của mọi phản biện là đi đến sự nhất trí giữa lãnh đạo và nhân dân, tăng cường đoàn kết dân tộc. Phản biện là xây dựng. Phản biện không làm phân tâm, gây thêm khó khăn cho đất nước. Trong trường hợp này, không còn là phản biện khoa học và sẽ không dẫn tới đồng thuận.

Tạo nên sự đồng thuận trong xã hội là sức mạnh của báo chí.


- Ông có cho rằng, người phản biện, báo chí phản biện cũng không nên chỉ nói một chiều?

- Đúng. Sự phản biện của báo chí thông qua dư luận xã hội là để nhận rõ chân lý, tìm ra sự thật. Mà chân lý không thuộc của riêng ai. Cho nên người phản biện, báo chí phản biện cần lắng nghe những ý kiến phản biện lại mình.

- Xin cảm ơn nhà báo Phan Quang!


(Theo Lao Động điện tử)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất