(TG) - Trước những thách thức thời cuộc, thông tin chất
lượng cao trên nền tảng công nghệ tích hợp là lối đi để
báo chí thích ứng, tồn tại và phát triển, tạo dựng niềm
tin trong công chúng... Đó là những nội dung được
nhà báo HỒ QUANG LỢI - Phó Chủ tịch Thường trực
Hội Nhà báo Việt Nam chia sẻ trong cuộc trò chuyện
với phóng viên Tạp chí Tuyên giáo.
BÁO CHÍ THỰC SỰ ĐỒNG
HÀNH CÙNG ĐẤT NƯỚC
ĐỔI MỚI
* Đồng chí nghĩ sao về vai trò
của báo chí cách mạng trong bối
cảnh nhiều thời cơ, lắm thách
thức đặt ra trên con đường đổi
mới của đất nước hôm nay?
- Báo chí vẫn là một lực lượng
tiên phong luôn luôn ở trên tuyến
đầu của đời sống xã hội. Báo chí
phải bắt kịp và bắt nhịp được đời
sống của đất nước, một đất nước
đang đổi thay hết sức mạnh mẽ
và đang mang trong mình những
năng lượng mới, những cảm
hứng kiến tạo mới.
Khó khăn, thách thức thì
không bao giờ hết, nhưng cảm
hứng dựng xây, cảm hứng kiến
tạo, tinh thần tin tưởng vào
tương lai của đất nước thì báo
chí phải nuôi dưỡng, cổ vũ, khích
lệ. Như thế, báo chí phải có trách
nhiệm phát hiện những nhân tố
mới, cái hay, cái đẹp, cách làm
độc đáo, những lối đi riêng, mở ra
những con đường sáng tạo trên
tất cả mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội.
Báo chí phải đi đầu trong cuộc
đấu tranh chống tự diễn biến, tự
chuyển hóa, “diễn biến hòa bình”,
giữ vững nền tảng tư tưởng của
Đảng, vai trò lãnh đạo của Đảng,
tạo ổn định, đồng thuận xã hội
để bồi đắp nội lực cho phát triển.
Trong cuộc đấu tranh này, báo
chí luôn có điểm tựa, đó là sự
động viên, khích lệ từ Đảng, Nhà
nước, sự ủng hộ mạnh mẽ của
nhân dân.
* Và tham gia phản biện, mở
rộng dân chủ?
- Đúng vậy. Vấn đề xây dựng
thể chế đang trở thành một vấn
đề trọng yếu trên con đường phát
triển của đất nước hôm nay, để
xây dựng được một cơ chế quản
trị quốc gia khoa học và hiệu
năng nhất. Nếu giải quyết được
vấn đề số một này, chắc chắn Việt
Nam sẽ cất cánh. Sức lao động,
sáng tạo sung mãn của người
Việt Nam cần được giải phóng
mạnh mẽ, dứt khoát hơn nữa.
Báo chí có vai trò tham gia
vào việc hoạch định chính sách,
xây dựng thể chế bằng tính phản
biện, bằng việc mở ra một không
khí dân chủ trong xã hội để tập
hợp được các nguồn lực, trí tuệ.
Đồng thời, phải kiên quyết gạt bỏ
những gì còn cản trở, gây hại cho
tiến trình phát triển của đất nước.
CUỘC “SÀNG LỌC” GẮT GAO
* Trong bối cảnh phải cạnh
tranh thông tin, tự chủ, có một
số phóng viên, cơ quan báo chí
đã lao theo hướng tiêu cực, giật
gân, câu khách, đậm đặc “cướp,
giết, hiếp”, “sốc, sến, sex”. Năm
2017 có thể xem là một dấu
mốc quan trọng, đánh dấu bước chuyển tích cực của báo chí.
Thông tin tích cực đang dần
đẩy lùi thông tin tiêu cực, đạo
đức báo chí được chú trọng và
đề cao, gương mặt của báo chí
cũng sáng hơn, đẹp hơn?
- Bản thân trong mỗi người
làm báo cũng đang tự chiến đấu
để bảo vệ các giá trị tích cực và
trong nội bộ giới báo chí cũng có
sự đấu tranh để gạt bỏ cái xấu, cái
tiêu cực, để giữ gìn và nhân lên
những giá trị tích cực của danh
xưng cao quý - nhà báo, nghề báo.
Bằng lòng tự trọng nghề nghiệp,
nhiều nhà báo vẫn âm thầm, nỗ
lực dấn thân, miệt mài với cây
bút, có người đã hy sinh khi đang
làm nhiệm vụ. Sự ra đi của họ
khiến chúng ta đau đớn, tiếc nuối
và cảm phục. Sự chia sẻ và bày tỏ
cảm xúc từ phía xã hội và đồng
nghiệp cho thấy, người làm báo
chân chính vẫn nhận được niềm
tin, sự trân trọng trong lòng công
chúng.
Năm 2017, Ban Tuyên giáo
Trung ương đã phối hợp chặt
chẽ với Bộ Thông tin truyền
thông và Hội nhà báo Việt Nam
đổi mới công tác chỉ đạo, quản
lý báo chí theo hướng phát huy
tinh thần dân chủ, tăng cường kỷ
cương, coi trọng tính tương tác,
đối thoại, phản biện. Các vi phạm
trong hoạt động báo chí được xử
lý kịp thời và nghiêm minh. Hội
Nhà báo Việt Nam đã nỗ lực đưa
10 quy định đạo đức nghề nghiệp
vào đời sống báo chí và đã có
những chuyển biến tích cực. Một
số cơ quan chủ quản sau một thời
gian dài buông lỏng trách nhiệm
cũng đã nhận thức đúng và xiết
chặt kỷ cương tốt hơn. Dòng chảy
chủ lưu của báo chí cách mạng
Việt Nam vẫn là đồng hành cùng
đất nước tiến về phía trước.
* Năm 2017 là năm mà số
lượng phóng viên báo chí bị xử
lý hình sự, bị bắt quả tang khi
nhận tiền, vòi vĩnh nhiều hơn
mọi năm?
- Từ 1-1-2017, hai văn bản
bắt đầu có hiệu lực là Luật Báo
chí 2016 và 10 điều quy định đạo
đức nghề nghiệp người làm báo.
Trong bối cảnh báo chí đang phát
triển mạnh đồng thời cũng có
những xu hướng trượt ra khỏi sự
quản lý, thì hai văn bản này hết
sức quan trọng, như là kim chỉ
nam về hành động cho những
người làm báo, khích lệ tinh thần
cống hiến của các nhà báo vì lợi
ích chung nhưng đồng thời cũng
là vũ khí để xiết chặt lại kỷ cương
trong hoạt động báo chí.
Năm 2017, nhiều cơ quan
báo, tạp chí vi phạm đã bị đình
bản có thời hạn, một số nhà báo
vi phạm đã bị thu hồi thẻ nhà
báo. Xử lý vi phạm hành chính
55 trường hợp, thu hồi 1 giấy
phép hoạt động báo chí, 1 giấy
phép chuyên trang báo điện tử,
đình bản tạm thời 5 trường hợp
do sai phạm trong hoạt động
báo chí. Thu hồi thẻ đối với 12
nhà báo do có sai phạm và bị xử
lý kỷ luật, xóa tên 324 hội viên
Hội Nhà báo vì những lý do khác
nhau trong đó có những hội viên
vi phạm đạo đức nghề nghiệp,
pháp luật.
* Để kiểm soát việc “sáng
đăng, trưa gặp, chiều gỡ”, từ tháng 6-2017, Hội Nhà báo Việt
Nam ứng dụng phần mềm theo
dõi việc đăng và gỡ bài trên báo
điện tử. Giải pháp này có hiệu
quả không, thưa đồng chí?
- Tôi cho rằng đây là một biện
pháp cần thiết và mạnh mẽ của
Hội Nhà báo Việt Nam để thực
hiện chức năng giám sát hoạt
động báo chí, được dư luận rộng
rãi, các nhà báo chính trực rất
hoan nghênh. Giám sát thì phải
có công cụ và ứng dụng phần
mềm theo dõi gỡ bài là công cụ có
tác dụng rõ rệt.
Vào tháng 6-2017, trong tháng
đầu ứng dụng, đếm được từ 300
đến 400 bài bị gỡ. Đến nay, mỗi
tháng còn lại khoảng hơn 10 bài. Điều quan trọng là các cơ quan
báo chí phải giải trình lý do vì sao
gỡ bài. Có những bài gỡ do chưa
chính xác, phải gỡ để thông tin ra
xã hội chuẩn hơn, nhưng cũng có
những bài gỡ mà ở đó thấy lấp ló
những động cơ không trong sáng
thì sẽ có chế tài để xử lý.
MẠNG XÃ HỘI ĐÂU PHẢI LÀ
“BÓNG ĐÊM”
* Có hiện tượng nhà báo
chuyển từ “đánh đấm” trên báo
chí sang “đánh đấm” trên mạng
xã hội? Người ta gọi đó là nhà
báo “hai mặt”. Đồng chí nghĩ
sao về hiện tượng này?
- Có hiện tượng lợi dụng
mạng xã hội để bày tỏ quan điểm
đi ngược với quan điểm của báo,
ảnh hưởng đến hình ảnh của
cơ quan báo chí. Muốn “phục
vụ” doanh nghiệp này thì đưa
bài, bình luận để “đánh” doanh
nghiệp khác. Cái đúng, cái tốt
thì vùi dập, cái sai thì a dua, cổ
vũ, thậm chí phát tán, đưa bình
luận sai lệch hút hàng nghìn like,
trăm bình luận khác theo hướng
thông tin xấu, độc, tạo luồng dư
luận không tốt. Người ta gọi đó là
nhà báo “hai mặt”.
Cũng có những nhà báo giỏi
biện luận, giỏi phản biện, nhưng
như đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy
viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung
ương Đảng, Trưởng ban Tuyên
giáo Trung ương đã chỉ ra tại Hội
nghị báo chí toàn quốc cuối năm
2017, do bản lĩnh chính trị không
vững vàng, đạo đức không trong
sáng lại “ảo tưởng về quyền lực”,
vị trí của mình nên sa vào suy
thoái.
* Nhận diện và xử lý ra sao
khi họ “ẩn danh” trên mạng xã
hội, hoặc xem mạng xã hội là
nơi tự do bày tỏ quan điểm cá
nhân?
- Trong điều 5 của quy định
đạo đức nghề nghiệp có một câu
rất ngắn gọn và quan trọng: Nhà
báo phải chuẩn mực và trách
nhiệm khi tham gia mạng xã hội
và các phương tiện truyền thông
khác. Người làm báo phải chính
trực, dù là hoạt động trên báo chí
hay trên mạng xã hội cũng là con người đó thôi, về lương tâm và
trách nhiệm anh không thể hai
mặt được. Và mạng xã hội không
phải là bóng đêm, anh đánh úp
rồi mất hút. Với những phương
tiện kỹ thuật, công nghệ hiện
nay, cơ quan quản lý có thể xác
định được đó là ai.
Nhà báo là những người có tri
thức, tinh thần phản biện và hoài
nghi rất cao. Nhưng dù anh nhìn
nhận sự việc theo cách đa chiều
thế nào cũng cần nhớ rằng phản
biện là để xây dựng, nên luôn
phải trên tinh thần khách quan,
khoa học và có văn hóa. Dù anh
tham gia trên mặt báo hay trên
mạng xã hội cũng phải có trách
nhiệm xã hội và nghĩa vụ công
dân. Không thể nhân danh tự do,
nhân danh dân chủ nhưng thực
chất là bẻ cong ngòi bút bằng
ngôn ngữ biện luận lắt léo, dẫm
đạp lên những giá trị nhân văn,
quay lưng lại lợi ích quốc gia, dân
tộc, cộng đồng.
Thực tế, có nhà báo vì thể
hiện quan điểm không chuẩn
mực trên mạng xã hội đã bị xử lý,
kỷ luật, rút thẻ nhà báo, thẻ hội
viên, khai trừ ra khỏi hội.
LỐI ĐI NÀO CHO NGHỀ BÁO?
* Theo đồng chí, những
thách thức báo chí đang phải
đối mặt là gì, độc giả quay lưng,
mất niềm tin, mạng xã hội lấn
lướt hay trí tuệ nhân tạo đe dọa
thay thế nhà báo…?
- Có những dự báo không tươi
sáng về vai trò và tương lai của báo
chí trong thời đại truyền thông
kỹ thuật số. Người ta lo lắng rằng
với sự lên ngôi của mạng xã hội,
báo chí đang dần dần giảm vai
trò, thậm chí có những lời cảnh
báo là đến một lúc nào đó báo
in sẽ cáo chung. Sự hội tụ của
kỹ thuật số, sự ra đời của hàng
loạt công nghệ truyền thông mới
đã ảnh hưởng đến cách thức sản
xuất, phát hành báo chí và tái
định hình lại toàn bộ nguyên lý
của ngành công nghiệp truyền
thông. Ở nước ta, kinh tế báo chí
là vấn đề còn nhiều lúng túng,
đặt ra những bài toán mà cả các
cơ quan báo chí, các cơ quan
quản lý báo chí cũng phải tìm
lời giải, tìm hướng đi. Trong khi
báo in sụt giảm phát hành, báo
trực tuyến, truyền hình được
đầu tư về công nghệ nhưng vẫn
chưa đủ sức để cạnh tranh. Năm
2017, nguồn thu quảng cáo trực
tuyến dịch chuyển mạnh về các
nền tảng xuyên biên giới. Trong
khi các trang web trong nước
gồm cả báo điện tử, các trang
thông tin điện tử tổng hợp, mạng
xã hội chỉ chiếm 7% thị phần
quảng cáo trực tuyến thì 83%
còn lại rơi vào túi của Google và
Facebook (chiếm 66%), và các
mạng lưới quảng cáo trực tuyến
khác (chiếm 27%).
Người ta cũng nói nền tảng
của vấn đề kinh tế báo chí chính
là niềm tin. Tin giả (fake news)
đang lũng đoạn, gây tổn hại uy
tín báo chí và làm mất niềm tin
của công chúng báo chí. Nhưng hỏi phải được vận hành trong
một điều kiện công nghệ mới. Xu
hướng báo chí đua nhau trong
việc ai nhanh hơn không còn
là lợi thế, mà lợi thế thuộc về ai
bình luận hay hơn, sâu hơn, ai
phân tích, kiến giải tốt hơn, ai
dự báo chuẩn xác hơn. Những
điều đó phải được thể hiện trên
nền tảng công nghệ truyền thông
hiện đại.
* Vậy thì, tương lai của báo
chí, dường như cũng đang gặp
gỡ với các giá trị mà một nền
báo chí cách mạng theo đuổi?
- Tính cách mạng của báo
chí nằm ở sức chiến đấu và tính
nhân văn. Chiến đấu để bảo vệ
cái đúng, cái tốt, chống cái sai,
cái ác; nhân văn bởi tôn trọng
con người, vì con người. Để báo
chí thực sự cách mạng như nghĩa
rất đẹp của từ này, đòi hỏi nhà
báo phải rất bản lĩnh, sáng tạo và
kiên định với lý tưởng và giá trị
cao đẹp của nghề báo mà mình
đã theo đuổi và dấn thân, chuyên
tâm kể những câu chuyện độc
đáo bằng những cách thức lôi
cuốn, dễ chịu. Không cần gây sốc
mà vẫn hấp dẫn. Thách thức là ở
đó và thành công cũng là ở đó.
Với những gì mà báo chí đang
hướng đến, thực chất là quay về
với giá trị cốt lõi, chúng ta tin
tưởng rằng, một nền báo chí cách
mạng, nhân văn, thấu hiểu, trí
tuệ và nhiều kiến giải vẫn luôn có
chỗ đứng trong lòng công chúng.
Trong tình trạng “hỗn mang”
thông tin chưa được khắc phục
của kỷ nguyên số thì sức thuyết
phục, độ tin cậy trên nền tảng công
nghệ chính là con đường sống của
báo chí!
* Trong những ngày này, Hội Nhà báo Việt Nam đang
chuẩn bị rốt ráo cho Hội Báo toàn quốc 2018. Năm nay, điểm nhấn
mới sẽ là gì, thưa đồng chí?
- Hội Báo toàn quốc 2018 được tổ
chức với một quy mô và tầm vóc lớn hơn so với 2 năm trước bằng rất
nhiều hoạt động đa dạng, phong phú, đặc sắc. Chỉ riêng phần trưng
bày, năm nay, điểm nhấn mới của Hội Báo sẽ là các gian chuyên đề.
Các gian chuyên đề dựa trên những công việc trọng điểm nhất của
đất nước trong năm qua mà báo chí đã đồng hành, phản ánh rất
chân thực, sống động và ấn tượng.
Một là, sức đột khởi mới của đất nước được thúc đẩy mạnh mẽ
bởi tinh thần khởi nghiệp, thể hiện sống động qua những chỉ số
phát triển rất ấn tượng của năm 2017. Tôi muốn nhấn mạnh điểm
đột phá có sức kích hoạt lớn, đó là thông điệp Chính phủ kiến tạo
phát triển và quan điểm phát triển kinh tế tư nhân thể hiện rõ ràng
trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII.
Hai là, ngọn lửa đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí
được thổi bùng lên từ chính người lãnh đạo cao nhất của đất nước,
có vai trò rất quan trọng và sự vào cuộc rất có hiệu quả của báo chí.
Một loạt vụ án lớn đã được xét xử nghiêm minh, niềm tin của nhân
dân được củng cố. Cuộc đấu tranh này đang được triển khai như một
trận đánh lớn của toàn dân tộc, trong đó báo chí là lực lượng xung
kích rất mạnh mẽ, rất quyết liệt.
Ba là, về đối ngoại, thông qua Năm APEC và đặc biệt là Tuần lễ
cấp cao tại Đà Nẵng, vị thế Việt Nam được nâng cao, gương mặt Việt
Nam sáng và đẹp trong lòng cộng đồng quốc tế, người Việt Nam
cảm thấy rất tự hào. Chính vị thế này như một cú hích đẹp cho đất
nước bước vào một thời kỳ mới với sức mạnh chưa từng có, trở thành
một địa chỉ sống động của hợp tác và hội nhập quốc tế.
* Xin cảm ơn đồng chí!