Phát biểu khai mạc Hội nghị, GS.TS. Nguyễn Thanh Long – Thứ trưởng Bộ Y
tế cho biết: Trong những năm qua, Thế giới liên tục ghi nhận sự xuất
hiện của các dịch bệnh mới nổi, nguy hiểm, có nguồn gốc từ động vật như:
SARS, cúm A(H5N1), cúm A(H7N9), MERS-CoV, Ebola,... Với độc tính cao và
sự lây truyền nhanh, các dịch bệnh này không chỉ ảnh hưởng lớn tới sức
khỏe người dân mà còn tác động lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội,
an ninh, chính trị của các quốc gia trên toàn cầu. Trước tình hình đó
đòi hỏi các quốc gia, các tổ chức quốc tế và mỗi người dân phải có những
nỗ lực hơn nữa nhằm thúc đẩy sự hợp tác, sự cam kết trong việc triển
khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch bệnh mới nổi,
nguy hiểm, có nguồn gốc từ động vật sang người, nhằm hướng tới một thế
giới an toàn và an ninh hơn với các bệnh truyền nhiễm.
Thứ trưởng chia sẻ: “Ở cấp quốc gia, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã
thành lập Ban chỉ đạo quốc gia, có tính phối hợp liên ngành trong việc
triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh, điển hình là việc phòng
chống dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người. Văn phòng đáp ứng khẩn
cấp phòng chống dịch bệnh (EOC) cũng đã được triển khai tại Việt Nam từ
năm 2013 với sự tham gia tích cực của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn và các Tổ chức quốc tế (WHO, FAO và USCDC) nhằm điều
phối và đáp ứng tốt hơn với các bệnh dịch mới nổi, trong đó có các dịch
bệnh lây truyền từ động vật sang người. Ở cấp khu vực, Việt Nam với vai
trò là nước đi đầu trong khu vực ASEAN đã phối hợp với các nước thành
viên xây dựng Chiến lược loại trừ bệnh dại của khu vực ASEAN; hiện nay
Việt Nam đang triển khai kế hoạch thực hiện Chiến lược này với mục tiêu
tiến tới loại trừ bệnh dại ở các nước trong khu vực và duy trì các vùng
không có bệnh dại của khu vực ASEAN đến năm 2020”
Thứ trưởng mong rằng thông qua Hội nghị này thì công tác phòng chống
dịch cũng như những bài học kinh nghiệm sẽ được trao đổi và tăng cường
hơn nữa. Việt Nam khẳng định cam kết tham gia tích cực trong phòng chống
dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người của Chương trình An ninh y
tế toàn cầu.
Theo ông Vũ Văn Tám – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông
thôn cũng cho biết: Thời gian qua Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
đặc biệt tập chung vào công tác phòng chống dịch cúm gia cầm H5N1, bệnh
dại và nhiều dịch bệnh lây truyền từ động vật xuất hiện trong nước cũng
như giám sát ngoài khả năng xâm nhập, các chủng cúm mới và dịch bệnh
truyền nhiễm mới nổi phát sinh bên ngoài vào Việt Nam. Mới đây Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt về
thành lập đối tác về sức khỏe về phòng chống dịch bệnh từ động vật trên
cơ sở các đối tác phòng chống cúm gia cầm và cúm ở người. Ông tin tưởng
đối tác mới sẽ tiếp tục là một diễn đàn quan trọng và hỗ trợ cho nỗ lực
chung trong chương trình an ninh y tế toàn cầu. Ông khẳng định Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn cam kết trong việc thực hiện gói hành
động phòng chống dịch bệnh động vật tại Việt Nam đồng thời thúc đẩy và
chia sẻ bài học kinh nghiệm giữa các quốc gia đi đầu, các quốc gia tham
gia cũng như tất cả các quốc gia khác.
Thay mặt cho liên hiệp quốc tại Việt Nam trong việc ứng phó tại Việt Nam
dựa trên cơ sở những kinh nghiệm Quốc tế Bà Pratibha Mehta, Điều phối
viên Thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam cũng đưa ra 2 quan điểm chính
cho việc công tác phòng chống dịch bệnh lây từ động vật sang người đó
là: Cần đầu tư vào công tác phòng ngừa và sẵn sàng ứng phó cũng như đổi
mới sáng tạo có thể tiết kiệm chi phí cho chúng ta như sử dụng các công
nghệ, dịch vụ, các phương tiện và bối cảnh; Cần tăng cường phối hợp hơn
nữa cũng như chia sẻ thông tin giữa ngành Y tế công cộng và ngành thú y.
Cần nhấn mạnh hợp tác liên ngành giữa các đơn vị, để có thể phối hợp
hơn nữa đề từ đó có cách phối hợp chặt chẽ hơn giữa các dịch bệnh mới
nổi và dịch bệnh từ động vật sang người.
Phát biểu tại lễ khai mạc Ông Ted Osius, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Namcho
biết: Hoa kỳ cam kết có thể có những nỗ lực cũng như nguồn lực để có thể
chia sẻ kinh nghiệm để có thể đạt được những mục tiêu của gói hành động
về dịch bệnh có nguồn gốc từ động vật. Bên cạnh đó Hoa Kỳ cũng cam kết
cung cấp chuyên môn về kỹ thuật trong việc tăng cường xây dựng chính
sách cũng như hệ thống theo dõi dịch bệnh tại Việt Nam và các nước, nhằm
tăng cường hơn nữa trong công tác theo dõi và phòng, chống dịch bệnh từ
động vật sang người.
Hội nghị quốc tế Phòng chống bệnh lây truyền từ động vật sang
người năm 2015 thể hiện vai trò tích cực của Việt Nam với tư
cách là quốc gia tiên phong trong các hoạt động hợp tác về phòng
chống dịch lây truyền từ động vật sang người, đặc biệt là các
dịch bệnh nguy hiểm mới nổi trong Chương trình hợp tác An ninh y
tế toàn cầu (GHSA). Hội nghị sẽ góp phần tích cực nâng cao vai
trò, uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, thể
hiện trách nhiệm của Việt Nam với cộng đồng quốc tế, mở rộng
hơn nữa các mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các quốc
gia trong khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực y tế công cộng.
Mục tiêu của Hội nghị gồm:
1. Chia sẻ những kinh nghiệm, khó khăn và thách thức chung giữa
các quốc gia và vùng lãnh thổ trong công tác phòng chống các dịch
bệnh lây truyền từ động vật sang người.
2. Xác định rõ những cơ hội hỗ trợ và hợp tác giữa các quốc
gia và vùng lãnh thổ trong công tác phòng chống các dịch bệnh
lây truyền từ động vật sang người.
3. Chia sẻ thông tin để cùng xây dựng Kế hoạch Hành động trong
năm thứ nhất với mục tiêu 5 năm theo định hướng của Chương trình
GHSA.
4. Tổng hợp những nội dung ưu tiên của Gói hành động về phòng chống
các dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người đã được các quốc
gia thống nhất trong Hội nghị để trình bày tại Hội nghị Bộ trưởng
thường niên của Chương trình GHSA sẽ được tổ chức tại Thủ đô Seoul của
Hàn Quốc vào đầu tháng 9/2015. |
|
Hội nghị được diễn ra từ ngày 25-26/08/2015 ngày tại Hà Nội với 8 phiên làm việc.
TG