Hàn Quốc ngày 16/5 đã tỏ ý lấy làm tiếc về việc Triều Tiên đơn phương quyết định hủy bỏ các cuộc hội đàm cấp cao liên Triều dự kiến diễn ra cùng ngày, đồng thời kêu gọi Bình Nhưỡng tiến hành cuộc hội đàm này trong thời gian sớm nhất có thể.
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Liên minh châu Âu (EU) và Cuba ngày 15/5 đã ký kết một dự án hợp tác về năng lượng tái tạo trị giá 18 triệu euro (21,5 triệu USD) trong khuôn khổ cuộc họp Hội đồng chung EU-Cuba.
Nhiều thành phố và khu vực lớn tại Indonesia như thủ đô Jakarta, Riau, Đông Java và hòn đảo du lịch Bali đã được đặt trong tình trạng báo động an ninh ở mức cao nhất ngay sau các vụ đánh bom liên hoàn ba nhà thờ ở Surabaya, Đông Java, làm 14 người chết và hơn 40 người khác bị thương, trong đó có 2 cảnh sát.
Theo Yonhap, ngày 13/5, Cố vấn An ninh quốc gia Nhà Trắng John Bolton khẳng định Triều Tiên sẽ không được hưởng bất cứ lợi ích gì trước khi nước này hủy bỏ hoàn toàn tất cả các thành phần của chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân.
Theo kết quả của cuộc khảo sát mới đây của công ty thăm dò dư luận Hinterlaces của Venezuela, Tổng thống nước này Nicolas Maduro nhận được sự ủng hộ của 58% số cử tri trong cuộc bầu cử tổng thống dự kiến diễn ra ngày 20/5 tới tại quốc gia Nam Mỹ này.
Các nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang vận động hành lang để bảo vệ các đầu tư của mình vào Iran bằng cách duy trì thỏa thuận hạt nhân lịch sử mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), sau khi Mỹ quyết định rút khỏi văn kiện này và đe dọa áp đặt trừng phạt các công ty châu Âu.
Cuộc gặp lịch sử chưa từng có giữa một Tổng thống Mỹ và một nhà lãnh đạo của Triều Tiên đã được ấn định tổ chức tại Singapore vào ngày 12/6.
Theo AFP, các quan chức Mỹ cho biết Nhà Trắng muốn tiếp tục các cuộc thanh sát ngẫu nhiên tại những khu vực hạt nhân của Iran, bất chấp việc Tổng thống Trump quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân mà sáu cường quốc ký với Tehran hồi năm 2015, còn gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA).
Theo Kyodo, ngày 10/5, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã hoan nghênh những nỗ lực chung của Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc hôm 9/5 trong việc đạt được tiến triển hướng tới thiết lập hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên.
Kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính bùng phát ở Mỹ (năm 2008) và lan ra toàn thế giới, gần 10 năm qua, thế giới trải qua những biến động to lớn cả về địa - kinh tế, địa - chính trị và địa - chiến lược.
Ngày 9-5 (theo giờ Việt Nam), Tổng thống Donald Trump đưa ra quyết định chính thức về số phận của thỏa thuận hạt nhân Iran đối với Mỹ. Trong suốt thời gian qua, quyết định của ông chủ Nhà Trắng khiến giới học giả và ngoại giao tốn không ít giấy mực.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã kêu gọi Trung Quốc và Nhật Bản cùng chung nỗ lực thúc đẩy hòa bình và tình hữu nghị giữa hai nước nhằm giúp quan hệ song phương "căng buồm trở lại."
Người phát ngôn Liên Hợp Quốc Stephane Dujarric cho biết, Tổng thư ký Guterres quan ngại sâu sắc trước quyết định của Tổng thống Mỹ.
Ba cường quốc châu Âu Đức, Anh, Pháp đã ra thông cáo chung khẳng định tiếp tục ủng hộ và thực thi thoả thuận hạt nhân Iran 2015.
Hội nghị cấp cao Trung Quốc-Nhật Bản-Hàn Quốc là một trong những cơ chế ngoại giao cấp cao quan trọng hàng đầu của khu vực, tạo ra những tác động to lớn đối với các chuyển động an ninh và thương mại của vùng Đông Á.