Diễn ra trong hai ngày 21-22/1, diễn đàn quốc tế do hãng thông tấn Prensa Latina của Cuba tổ chức nhân kỷ niệm 60 năm "Chiến dịch Sự thật," đã tái khẳng định sức sống trường tồn của báo chí cách mạng, đồng thời kêu gọi bảo vệ sự thật và những tiếng nói riêng biệt trong bối cảnh truyền thông được toàn cầu hóa.
Pháp hiện là nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới, song quốc gia châu Âu này có tổng chi xã hội cao nhất trong nhóm các nước phát triển.
Justine Yifu Lin, cựu Phó Chủ tịch cấp cao và là nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Thế giới (WB), ngày 21/1 cho biết Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2025 và sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2030.
Ngày 22/1, Nga đã chỉ trích hội nghị do Mỹ và Ba Lan phối hợp tổ chức tại Warsaw để bàn về hòa bình và an ninh tại Trung Đông là "phản tác dụng", bởi hội nghị chỉ tập trung vào chống Iran. Nga cũng tuyên bố sẽ không tham dự hội nghị này.
Thủ tướng Anh Theresa May ngày 21/1 đã khởi động một nỗ lực mới nhằm "hồi sinh" thỏa thuận Brexit vừa bị hạ viện bác bỏ, qua đó vạch ra đường hướng để nhận được sự phê chuẩn của quốc hội đối với văn bản này.
Ngày 21/1, tại Brussels (Bỉ) đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-EU lần thứ 21 với sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại giao các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 24 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU).
Tuần qua, những bất đồng lợi ích, cạnh tranh chiến lược... đang khiến bầu không khí chính trị tại nhiều quốc gia, khu vực "nóng" lên từng ngày. Nhiều mâu thuẫn mới nảy sinh từ chính những vấn đề cũ, vẫn chưa thể giải quyết một sớm một chiều.
Theo THX, Ngoại trưởng Thái Lan Don Pramudwinai ngày 18/1 tuyên bố, ngoại trưởng các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã hoan nghênh việc tiếp tục cải thiện hợp tác với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.
Campuchia và Myanmar đã bày tỏ phản đối quyết định của Ủy ban châu Âu (EC) công bố hôm 17/1 vừa qua, theo đó áp thuế trở lại đối với lượng gạo nhập khẩu trị giá hàng triệu USD nhằm hạn chế sự gia tăng lượng gạo nhập khẩu từ 2 quốc gia Đông Nam Á này.
Ngày 17/1, người phát ngôn Nhà Trắng Sarah Huckabee Sanders cho biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hủy kế hoạch tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos (Thụy Sĩ) vào tuần tới, do vẫn chưa giải quyết được tình trạng chính phủ đóng cửa và những mâu thuẫn với Quốc hội.
Theo Yonhap, Bộ Thống nhất Hàn Quốc ngày 16/1 cho biết nước này và Mỹ sẽ tổ chức cuộc họp nhóm chuyên viên về Triều Tiên vào tuần này để trao đổi quan điểm về các vấn đề xuyên biên giới, trong đó có hoạt động đoàn tụ các gia đình ly tán trong Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.
Ngày 15/1, Liên hợp quốc đã đưa ra cảnh báo về điều kiện sống ở trại tị nạn tạm cho người Syria gần biên giới với Jordan ngày càng tồi tệ khiến cuộc sống ở đây kẹt giữa ranh giới sự sống và cái chết, và hiện đã có ít nhất 8 trẻ em chết vì lạnh và thiếu thuốc men.
Hãng tin CNN của Mỹ dẫn lời một quan chức giấu tên cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gửi thư tay cho nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cuối tuần qua, đề cập việc điều chỉnh các nội dung cụ thể để tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều trong thời gian tới.
Yonhap đưa tin, trong Sách Trắng quốc phòng mới nhất được công bố trong ngày 15/1, quân đội Hàn Quốc đã xóa cụm từ “kẻ thù” khi đề cập tới quân đội và chính quyền Triều Tiên. Động thái này được xem là sự phản ánh các nỗ lực hòa bình hiện nay.
Hoạt động dồn dập của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm thuyết phục dư luận về bức tường biên giới là tâm điểm chính trường Mỹ tuần qua.