Ngày 22/7, tại Hà Nội, thực hiện Kế hoạch công tác của Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV, Đoàn Tiểu ban Văn kiện do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Thường trực Tiểu ban Văn kiện làm Trưởng đoàn đã khảo sát, làm việc với Ban cán sự Đảng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Sáng 22/7, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7, bao gồm: Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ năm 2024; Luật Lưu trữ năm 2024; Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ năm 2024.
Đảng và Chính phủ Lào nhất trí để tang cấp quốc gia ở Lào, gồm cả Đại sứ quán Lào và cơ quan đại diện ngoại giao Lào ở nước ngoài, treo cờ rủ và dừng hoạt động vui chơi ở mọi hình thức.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, công tác Đảng và xây dựng Đảng chiếm vị trí đặc biệt quan trọng đối với đồng chí Nguyễn Phú Trọng.
Từ châu Á, châu Phi, châu Mỹ, châu Âu, lãnh đạo các đảng cộng sản trên thế giới đã dành những lời khâm phục, đề cao những đóng góp to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 năm 2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần đầu tiên đề cập đến ngoại giao “cây tre Việt Nam” và đến Hội nghị Hội nghị Đối ngoại toàn quốc vào tháng 12/2021, Tổng Bí thư đã khái quát nội hàm cơ bản của nền đối ngoại, ngoại giao mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”, "gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển", thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam.
Nhiều chính trị gia trên thế giới đã gửi lời chia buồn sâu sắc tới Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam khi biết tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, đồng thời đánh giá cao vai trò, đóng góp của Tổng Bí thư đối với Việt Nam cũng như đối với phong trào cộng sản, thế giới tiến bộ và nền chính trị cánh tả trên toàn cầu.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần không chỉ là sự mất mát to lớn của Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân Việt Nam, mà đây cũng là sự mất mát to lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân các dân tộc Lào anh em. Đó là chia sẻ của nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Lào Somsavath Lengsavath khi trao đổi với phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn.
Trong những ngày qua, truyền thông thế giới đã thông tin về việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, đồng thời nhắc lại những dấu mốc chính trong sự nghiệp và các cương vị mà người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam từng đảm nhiệm.
Biết tin đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ trần, lãnh đạo các nước đã gửi điện, thư, thông điệp chia buồn.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực
Là Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, với quyết tâm chính trị rất cao, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, toàn diện, bài bản, đi vào chiều sâu, có bước đột phá, gắn liền giữa phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.
Trong suốt cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có những phát biểu, ý kiến tâm huyết, sâu sắc nhằm xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh và quyết liệt đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Sandeep Arya cho rằng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là động lực rất mạnh mẽ cho những thành tựu trên con đường phát triển của Việt Nam trong vài thập kỷ qua. Những đóng góp sâu rộng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với phát triển đất nước rất được tôn trọng, được đánh giá rất cao ở Việt Nam và trên thế giới
Tang lễ đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức theo nghi thức Quốc tang.