Thứ Hai, ngày 27/5/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ bảy của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Chiều 27/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp ông La Tất Hùng (Luo Bi Xiong), Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Tư vấn công trình điện lực Trung Quốc (CPECC).
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội dành cả ngày 27/5 để thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Cách đây 10 năm, vào ngày 27/5/2014, Trung tâm Giữ gìn hòa bình Việt Nam (nay là Cục Giữ gìn hòa bình Việt Nam) đã được thành lập. Chưa đầy một tháng sau ngày thành lập, tháng 6/2014, hai sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên đã lên đường làm nhiệm vụ sỹ quan liên lạc tại Phái bộ Nam Sudan, đánh dấu sự tham gia chính thức hoạt động giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc của Việt Nam.
Tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ 7, ngày 27/5, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc thể hiện bước phát triển mới về trình độ hội nhập quốc tế của Quân đội nhân dân Việt Nam khi Quân đội được Bộ Chính trị, Trung ương Đảng tin tưởng giao nhiệm vụ làm lực lượng tiên phong, đi đầu trong một lĩnh vực mới đầy nhạy cảm chính trị, khó khăn và thách thức.
Nhiều năm làm nhiệm vụ tại thực địa trong những môi trường khắc nghiệt, tiềm ẩn rủi ro, nguy hiểm đã góp phần trui rèn nên tác phong, kỷ luật của một sĩ quan mũ nồi xanh dày dạn kinh nghiệm. Hiện Đại tá Mạc Đức Trọng giữ cương vị Phó Cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam (Bộ Quốc phòng), song cách đây tròn 10 năm, anh chính là một trong hai sĩ quan cá nhân đầu tiên của Việt Nam được cử tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.
Trong 10 năm, có 804 lượt sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, trong đó có 114 vị trí sĩ quan cá nhân; 5 bệnh viện dã chiến cấp 2; hai đội Công binh; ký kết 12 Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình với Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu và các nước đối tác... Những con số này đã nói lên chặng đường dài đầy nỗ lực của Việt Nam trong suốt thập kỷ qua khi tham gia vào một hoạt động mang đầy ý nghĩa nhân văn, cao cả - gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.
Quyết định cử lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc của Việt Nam có ý nghĩa chính trị quan trọng đối với thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng theo chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước, Quân đội và các ban, bộ, ngành.
Ngày 26/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Công điện số 53/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật các tổ chức tín dụng.
Nhân Tháng Công nhân năm 2024 và chào mừng kỷ niệm 95 năm thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), sáng 26/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động Quốc gia năm 2024” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức.
Thứ Bảy, ngày 25/5/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ sáu của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
(TG) - Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2024 được triển khai từ tháng 4/2024 đến hết tháng 8/2024 theo các nhóm đối tượng thanh niên gồm: Chương trình “Tiếp sức mùa thi” và 4 chiến dịch “Mùa hè xanh”, “Hoa phượng đỏ”, “Kỳ nghỉ hồng”; “Hành quân xanh” và đề ra 9 chỉ tiêu để các cấp bộ Đoàn, Hội triển khai thực hiện trong chiến dịch.
Ngày 24/5, tại Hà Nội, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa - Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam chủ trì Hội nghị rút kinh nghiệm diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và triển khai nhiệm vụ diễu binh, diễu hành trong các lễ kỷ niệm thời gian tới.
Sáng 24/5, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp Hội Nhà báo tỉnh Hậu Giang tổ chức Lễ trao Giải báo chí Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VIII - năm 2024.