(TG) - Tư tưởng về đoàn kết tôn giáo là nội dung quan trọng nhằm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân rộng lớn trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Xuất phát từ điều kiện thực tiễn Việt Nam và sự nhìn nhận giá trị nhân văn, tốt đẹp của tôn giáo. Hồ Chí Minh không chỉ đã nêu lên và quán triệt chỉ đạo xây dựng khối đoàn kết tôn giáo, mà chính Người là tấm gương, là ngọn cờ quy tụ khối đại đoàn kết dân tộc, trong đó có chức sắc và đồng bào các tôn giáo. Vận dụng sáng tạo tư tưởng của Người, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII đã nêu nhiều vấn đề thể hiện nhận thức mới, đầy đủ hơn, phù hợp hơn của Đảng về vấn đề đoàn kết tôn giáo, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển đất nước hiện nay.
(TG) - Đường lối, quan điểm, chính sách phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng là sự kế thừa và phát triển về tư duy, lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, thật sự khoa học, có nhiều nội dung mới, kết tinh trí tuệ và sức sáng tạo của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Những đường lối, quan điểm, chính sách này có tính khái quát cao; vừa có tính tổng kết lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn, phản ánh ý chí và nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân ta về phát triển đất nước nhanh, bền vững.
(TG) - Văn kiện Đại hội XIII khẳng định tinh thần xuyên suốt, rất nổi bật và rõ ràng: sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu có ý nghĩa quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam; nhân dân là trung tâm, là chủ thể của sự nghiệp đổi mới, xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
(TG) - Đổi mới kinh tế kết hợp với đổi mới chính trị là vấn đề cốt lõi trong đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong đó lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị trên cơ sở nghiên cứu và chuẩn bị nghiêm túc, không cho phép gây mất ổn định chính trị.
(TG) - Phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam vừa là yêu cầu, vừa là giải pháp để thực hiện khát vọng xây dựng đất nước trong giai đoạn hiện nay
Trong quá trình phát triển, văn hóa luôn là một dòng chảy liên tục, có sự kế thừa, bổ sung, điều chỉnh; giữ vai trò vừa là động lực nội sinh quan trọng, vừa là hệ điều tiết trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Đây cũng là quan điểm được thể hiện trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng cần được tích cực quán triệt và triển khai, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước trong thời gian tới.
(TG) - Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược cơ bản, xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam, là vấn đề có tính quy luật của sự tồn tại và phát triển đất nước. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, nắm vững và xử lý tốt mối quan hệ lớn này có ý nghĩa định hướng cho việc xử lý các mối quan hệ khác nhằm đưa đất nước trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN).
Một trong những nội dung quan trọng nhằm triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả hoạt động đối ngoại được Đại hội XIII của Đảng xác định là “Xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân”. Đây vừa là một nội dung mang tính kế thừa tinh thần của các kỳ Đại hội trước, vừa là một bước phát triển mới về nhận thức đối với nội hàm, vai trò, cách thức phối hợp, triển khai các hoạt động đối ngoại(1). Để triển khai hiệu quả nội dung này trong thực tế, cần làm rõ nhận thức về đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân, cũng như về mối quan hệ giữa ba trụ cột này trong tình hình mới.
(TG) - Nước ta đang trong thời kỳ dân số vàng song đồng thời lại phải đối mặt với quá trình già hóa dân số, vì vậy giải quyết vấn đề này một cách tối ưu và hiệu quả là một trong những điểm nhấn mà Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đặc biệt nhấn mạnh.
Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, lĩnh vực kinh tế được thể hiện chủ yếu ở ba báo cáo: Báo cáo chính trị; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030; Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025. Cả ba báo cáo có nhiều điểm mới, nổi bật cả về nội dung và cách trình bày, được khái quát trong các phần về đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; về công nghiệp hóa, hiện đại hóa; về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và về hội nhập kinh tế quốc tế.
(TG) - Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác xây dựng Đảng về tư tưởng nói chung và giáo dục, bồi dưỡng lý luận chính trị nói riêng, Đại hội XIII của Đảng cũng đã đưa ra những nhiệm vụ, giải pháp tăng cường hiệu quả của công tác này trong thời gian tới.
(TG) - Hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông, dữ liệu, điện, năng lượng …có vai trò quan trọng, là nền tảng căn bản để đảm bảo sự phát triển bền vững của kinh tế số. Hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin, dữ liệu…hiện đại, chất lượng, đồng bộ, liên thông rộng khắp và an toàn cùng với hạ tầng điện, năng lượng ổn định, chất lượng cao là cơ sở để triển khai các công nghệ và dịch vụ của kinh tế số, từ đó thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế số Việt Nam.
(TG) - Phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý những hành vi tham nhũng nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và công dân, góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị - xã hội, bảo vệ chế độ và bảo đảm cho kinh tế - xã hội đất nước phát triển bền vững.
Để hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2025, nước ta là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định, một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XIII đó là: Xây dựng đội ngũ đảng viên và cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
(TG) - Trong những năm qua, cùng với quá trình hội nhập sâu rộng của đất nước, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng phát triển nhanh, hiệu quả, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Tuy nhiên, khu vực kinh tế này cũng có không ít những nguy cơ tác động bất lợi, tiêu cực đến bảo đảm quốc phòng, an ninh đất nước.