Thứ Sáu, 27/9/2024
Tuyên giáo các cấp
Thứ Bảy, 5/5/2012 9:49'(GMT+7)

Tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Phan Đăng Lưu

Các dại biểu tham dự Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Phan Đăng Lưu. Ảnh: Báo Nghệ An

Các dại biểu tham dự Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Phan Đăng Lưu. Ảnh: Báo Nghệ An

Sáng 4-5, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Yên Thành (Nghệ An), Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nghệ An tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Phan Đăng Lưu (5/5/1902 – 5/5/2012) - nhà cách mạng tiền bối xuất sắc của Đảng, người con ưu tú của quê hương Nghệ An. Đồng chí Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên Trung ương Ðảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, đại diện một số bộ, ban, ngành T.Ư, Thành ủy TP Hồ Chí Minh, thân nhân gia đình đồng chí Phan Ðăng Lưu đã đến dự.

 Diễn văn của đồng chí Phan Ðình Trạc, Ủy viên Trung ương  Ðảng, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An đọc tại buổi lễ đã ôn lại công lao to lớn của đồng chí Phan Ðăng Lưu, nhà cách mạng tiền bối của Ðảng ta, người con ưu tú của quê hương Nghệ An.

Ðồng chí Phan Đăng Lưu sinh ngày 5/5/1902 trong một gia đình nhà nho yêu nước tại xã Tràng Thành (nay là xã Hoa Thành), huyện Yên Thành, Nghệ An. Từ nhỏ, đồng chí đã tiếp thu truyền thống hiếu học, yêu nước của gia đình và quê hương, đồng chí sớm có tư tưởng chống thực dân Pháp và tham gia các hoạt động yêu nước giải phóng dân tộc. Tháng 11-1939, đồng chí được bầu bổ sung vào Thường vụ T.Ư Ðảng, được phân công chỉ đạo phong trào cách mạng, góp phần lãnh đạo phong trào đấu tranh của nhân dân Nam Kỳ. Tháng 11-1940, tại Hội nghị T.Ư lần thứ VII, đồng chí báo cáo, xin chỉ thị của T.Ư về hoãn cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ và được Trung ương tán thành. Đồng chí bị thực dân Pháp bắt ở Sài Gòn khi đang thực hiện nhiệm vụ truyền đạt lại chủ trương của Trung ương hoãn cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 1940. Đến năm 1941, đồng chí bị thực dân Pháp bắt và bị Tòa án Nam triều kết án tử hình.

Ngày 24-5-1941, tại Bà Ðiểm (Hóc Môn), trước mũi súng quân thù, đồng chí Phan Ðăng Lưu cùng các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Huy Tập, Võ Văn Tần đã hiên ngang bước ra pháp trường trong dũng khí của người cách mạng kiên trung và niềm tin tất thắng của dân tộc.

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, trải qua nhiều giai đoạn với nhiều cương vị khác nhau, đồng chí Phan Đăng Lưu luôn tỏ rõ là một người cộng sản khí phách, kiên trung, thủy chung với đồng chí, đồng bào, hiên ngang, tận trung với nước, tận hiếu với dân. Đồng chí là một tấm gương sáng ngời về sự trung thành tuyệt đối với chủ nghĩa Mác-Lênin, với con đường mà Đảng và của Bác Hồ đã chọn.  Đồng chí Phan đăng Lưu còn là tấm gương về tinh thần say sưa học tập, để có tri thức phục vụ cách mạng; về sự quan tâm đào tạo thế hệ trẻ và bồi dưỡng tri thức cho đồng bào, đồng chí, sử dụng triệt để các công cụ của tri thức, trí tuệ vào hoạt động, hoạch định đường lối và giải quyết các vấn đề cụ thể của cách mạng.

Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Đồng chí Phan Đăng Lưu mãi mãi là tấm gương mẫu mực về phẩm chất của người cộng sản cho các thế hệ noi theo.

Trước khi diễn ra lễ kỷ niệm, các đại biểu Trung ương, tỉnh, huyện và họ tộc đã đến dâng hoa, dâng hương và trồng cây tại Khu lưu niệm đồng chí Phan Đăng Lưu ở xã Hoa Thành.

 

                 Các đồng chí lãnh đạo Trung ương, tỉnh thăm Nhà lưu niệm đồng chí Phan Đăng Lưu
                                                      Ảnh: Báo Nghệ An

Cũng trong sáng 4-5, UBND huyện Yên Thành đã tổ chức lễ động thổ xây dựng công trình Tượng đài đồng chí Phan Ðăng Lưu và Công viên trung tâm tại thị trấn Yên Thành.   

PV



 

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất