Chủ Nhật, 29/9/2024
Môi trường
Thứ Sáu, 9/10/2009 16:35'(GMT+7)

Từ những vụ động đất kinh hoàng ở Đông Nam Á: Việt Nam có bị ảnh hưởng?

Xe cẩu đang dọn dẹp đống đổ nát của một ngôi nhà bị sập ở Padang, Indonexia  hôm 1-10 - Ảnh: AP

Xe cẩu đang dọn dẹp đống đổ nát của một ngôi nhà bị sập ở Padang, Indonexia hôm 1-10 - Ảnh: AP

Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là Việt Nam sẽ tránh được ĐĐ khi mà công tác cảnh báo, phòng ngừa thảm họa này chưa thực sự được quan tâm.

Động đất cực đại không quá 7,0 độ rích-te

Lãnh thổ Việt Nam ở khu vực có cấu trúc địa chất, kiến tạo phức tạp, tuy không nằm trên các vành đai ĐĐ, núi lửa đang hoạt động, nhưng cũng không phải là nơi bền vững, khó xảy ra ĐĐ. Các vùng có nguy cơ xảy ra ĐĐ từ 6,0-7,0 độ rích-te ở Việt Nam gồm đới đứt gãy trên hệ thống sông Hồng, sông Chảy; Lai Châu - Điện Biên; sông Mã, Sơn La, sông Đà; Cao Bằng, Tiên Yên; Rào Nậy - sông Cả... Ngoài ra, lãnh thổ Việt Nam còn có khoảng 30 khu vực có nguy cơ ĐĐ với cường độ xấp xỉ 5,0 độ rích-te.

Các nghiên cứu cho thấy, khu vực có nguy cơ ĐĐ cao nhất tại Việt Nam là vùng Tây bắc trên đới đứt gãy Lai Châu - Điện Biên. Đây cũng là nơi thường xuyên bị ảnh hưởng dư chấn do ĐĐ xảy ra ở Bắc Lào và Tây nam Trung Quốc, những nơi có nguy cơ cao và tần suất xuất hiện ĐĐ hoặc ảnh hưởng dư chấn từ các khu vực nói trên. Trận lớn nhất gần đây là vào năm 2001 với cường độ 4 độ rích-te. Ngay Hà Nội và khu vực Đông Nam bộ, trong vài năm trở lại đây cũng đã bị ảnh hưởng dư chấn rõ rệt do ĐĐ ở Trung Quốc và ngoài Biển Đông gây ra. Hiện nay, Viện VLĐC đã xây dựng bản đồ nguy cơ ĐĐ chi tiết cho từng vùng, như Hà Nội, Điện Biên, Tuần Giáo, Mường La, Mường Lay, Lai Châu, TP Hồ Chí Minh, Tây Nguyên, Nam bộ, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái.

Nguy cơ ở đô thị

PGS-TS Nguyễn Hồng Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Báo tin ĐĐ và Cảnh báo sóng thần (Viện VLĐC) cho biết, hiện nay việc phân vùng tai biến quy mô ĐĐ ở TP Hồ Chí Minh đã được nghiên cứu khá chi tiết và đầy đủ. Hà Nội đã thực hiện việc này sớm hơn. Tuy nhiên, những kết quả này gần như chưa được ứng dụng trong thực tiễn. Đó là nguy cơ rất xấu cho hai đô thị lớn nhất cả nước nếu ĐĐ xảy ra.

Xử lý khi có động đất

* Nếu ĐĐ xảy ra lúc đang trong nhà, chui xuống một gầm bàn lớn hay giường nếu nó có thể chịu được nhiều vật rơi xuống vì khi nhà sập vẫn có khí thở; nếu bàn chuyển động, đi theo bàn.

* Nếu không có gầm bàn thì tìm góc phòng hay cửa để đứng. Tránh cửa kính; tránh xa những vật có thể rơi xuống.

* Che mặt và đầu để khỏi bị các mảnh vụn rơi xuống.

* Nếu điện cúp, dùng đèn pin. Đừng dùng nến hay diêm vì chúng có thể gây hỏa hoạn.

* Nếu ĐĐ xảy ra trong lúc ở ngoài đường, tránh xa các tòa nhà và dây điện, tìm chỗ trống để đứng.

* Nếu ĐĐ xảy ra trong lúc lái xe, ngừng xe ở lề đường, tránh các cột điện, dây điện và cầu.

(Theo Trung tâm Khí tượng - Thủy văn quốc gia)

"Chưa có gạch nối giữa các nhà khoa học và người dân, giữa nhà khoa học và những người ra quyết định. Cho nên cần phải nối cái vòng đó lại bởi nguy cơ ĐĐ đối với các đô thị ở Việt Nam là hiện hữu và rõ ràng, chứ không phải là quá mơ hồ" - PGS Nguyễn Hồng Phương khẳng định.

Theo nghiên cứu, Hà Nội nằm trên vùng đất có thể xảy ra ĐĐ cấp 8 (tương đương 6,7-6,8 độ rích-te), còn TP Hồ Chí Minh có thể bị ảnh hưởng lan truyền do chấn động từ xa, đặc biệt là từ vùng thềm lục địa như Vũng Tàu gây ra thiệt hại về nhà cửa cũng như các công trình xây dựng. PGS Nguyễn Hồng Phương đưa ra 2 kịch bản đối với Hà Nội: Nếu một trận ĐĐ 6,5 độ rích-te xảy ra trên vùng ngoại thành Hà Nội thì 40% nhà cửa sẽ bị phá hủy. Còn nếu trận ĐĐ đó xảy ra tại hồ Gươm thì mức độ thiệt hại sẽ lớn hơn nhiều. TP Hồ Chí Minh nằm trên khu vực không thật sự ổn định về địa chất và nằm giữa 2 đới đứt gãy Vũng Tàu - Tôn Lê Sáp và Tuy Hòa - Củ Chi. Tuy là khó xảy ra ĐĐ ở của cả 2 đới này, cũng như trực tiếp ở khu vực TP Hồ Chí Minh, nhưng nếu xảy ra thì cường độ cao nhất là 5,5 độ rích-te.

GS William L.Ellsworth (Cục Địa chất Hoa Kỳ) cho rằng, nguy cơ về ĐĐ luôn là mối đe dọa lớn nên cần phải xây dựng "văn hóa sẵn sàng". Theo đó, mỗi người cần biết về nguy cơ đó, sẵn sàng tự chuẩn bị đủ nhu cầu cho ít nhất 3 ngày sau ĐĐ, lập kế hoạch chăm sóc cho những đối tượng dễ bị tổn thương nhất và luyện tập kế hoạch đối phó. Các gia đình, cơ quan chính phủ, các nhà khoa học cần hướng mục tiêu giảm thiểu địa chấn cho những tòa nhà có nguy cơ bị sụp đổ, bảo đảm các cơ sở hạ tầng thiết yếu trong tình trạng khẩn cấp (bệnh viện, cứu hỏa, cảnh sát, thông tin trong tình huống khẩn, nơi trú ẩn) sẽ vẫn hoạt động được sau ĐĐ và đặt ưu tiên thay thế hoặc nâng cấp các đường truyền trọng yếu (nước, điện, thông tin...) nhằm khôi phục nhanh nhất các dịch vụ cần thiết sau khi ĐĐ xảy ra.

Theo thống kê, từ đầu năm 2009 đến nay, nước ta chưa có trận ĐĐ nào mạnh đến 4 độ rích-te, tức không gây thiệt hại gì. Tuy không ai mong tai họa sẽ xảy ra nhưng việc thiếu hiểu biết về nó lại là điều đáng lo ngại./.

(Theo Hà Nội Mới online)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất