Thứ Hai, 30/9/2024
Kinh tế
Thứ Tư, 9/5/2012 23:5'(GMT+7)

Ưu tiên hàng đầu là cải cách cơ cấu kinh tế

(Ảnh minh hoạ).

(Ảnh minh hoạ).

Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam trong giai đoạn 2001-2010 đã hoàn thành với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 7,26%/năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, thể chế kinh tế thị trường tiếp tục được hoàn thiện phù hợp với thông lệ quốc tế, quy mô nền kinh tế đã tăng gấp 3,3 lần so với năm 2000 và Việt Nam đã bước vào nhóm đang phát triển có mức thu nhập trung bình thấp, đồng thời thực hiện thành công hầu hết các mục tiêu thiên niên kỷ.

Ngoài những thành tựu đã đạt được, thực tế hiện nay nền kinh tế Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thử thách bởi chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; các cân đối vĩ mô chưa thật sự vững chắc; thể chế kinh tế thị trường, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng… vẫn là những “điểm nghẽn” cản trở phát triển. Bên cạnh đó là những thách thức trong việc thu hẹp dần khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực, và việc vượt qua “bẫy thu nhập trung bình”.

Mục tiêu phát triển đến 2020 là đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, tốc độ phát triển nhanh và bền vững, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; đảm bảo chính trị, an ninh và trật tự xã hội ổn định, đồng thuận, dân chủ và kỷ cương; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; tăng cường bảo vệ tài nguyên, môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, đẩy mạnh hội nhập quốc tế... nhằm tạo nền tảng cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Để hiện thực hóa các mục tiêu nêu trên, nhu cầu về vốn đầu tư là rất lớn. Theo tính toán của các nhà phân tích, dự báo kinh tế, chỉ ước tính riêng từ 2011 - 2015 nền kinh tế Việt Nam cũng đã cần khoảng 300 tỷ USD để đầu tư cho việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với trọng tâm là cải cách hành chính, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng; phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ việc phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn…

Trên cơ sở đó, Chính phủ đã xác định việc cải cải cách cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tạo lập đồng bộ và phát triển các loại thị trường như thị trường tài chính, hàng hóa, dịch vụ, lao động, khoa học - công nghệ… theo xu hướng tự do hóa thương mại và đầu tư trong thời gian tới nhằm thu hút và phát huy tối đa các nguồn lực trong nước và ngoài nước… vẫn là một ưu tiên hàng đầu./.

Lan Ngọc

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất