Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh hệ giá trị quốc gia là nền tảng, sức mạnh nội sinh mang tính quyết định để dân tộc trường tồn và phát triển.
(TG) – Đó là ý kiến của đạo của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng Ban chỉ đạo Hội thảo quốc gia “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới” tại cuộc họp Ban Chỉ đạo lần 2 tổ chức ngày 25/11 tại Hà Nội.
(TG) - Trong tiến trình lịch sử, nông thôn là vùng có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội, đồng thời là nơi sản sinh, hình thành, lưu giữ những giá trị văn hóa cổ truyền, góp phần kiến tạo bản sắc văn hóa dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, văn hóa nông thôn vẫn tiếp tục khởi sắc song cũng chịu không ít sức ép, khó khăn và thách thức trong bảo tồn và phát huy, phát triển.
Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 (được phê duyệt tại Quyết định số 1909/QĐ-TTg ngày 12/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ) đã khẳng định quan điểm xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ và những người làm công tác văn hóa giữ vai trò nòng cốt. Do đó, cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa để phát huy các giá trị văn hóa, tạo động lực phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
(TG) - Một trong những mục tiêu quan trọng của Hội thảo quốc gia “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới” là tập trung làm rõ các nội dung, nội hàm và thành tố cơ bản của hệ giá trị quốc gia; hệ giá trị văn hóa; hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới.
(TG) - Hệ giá trị văn học, nghệ thuật Việt Nam sẽ là căn cốt, là nguồn sáng soi rọi, dẫn dắt đội ngũ sáng tác, quảng bá và công chúng văn nghệ; là thước đo giá trị đích thực của tác phẩm theo tinh thần tự nguyện, tự do, dân chủ, nhân văn.
(TG) - Văn hóa là lĩnh vực đặc biệt nhạy cảm, tinh tế, liên quan mật thiết đến vận mệnh dân tộc, đến nền tảng tư tưởng của Đảng, đảm nhiệm sứ mệnh nuôi dưỡng và bồi đắp tư tưởng, tình cảm, đạo đức và lối sống tốt đẹp, hình thành nên những con người mới - “con người xã hội chủ nghĩa”, “vừa hồng vừa chuyên”.
Hệ thống các quan điểm lý luận về văn hóa trong tư tưởng Hồ Chí Minh là kết tinh những giá trị văn hóa Đông và Tây, truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế; là nhân cách, bản lĩnh văn hóa của một nhà văn hóa kiệt xuất; là sự vận dụng sáng tạo những lý luận về văn hóa của chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Tư tưởng của Người về văn hóa dẫn dắt, định hướng việc xây dựng, phát triển, nâng cao tầm vóc nền văn hóa Việt Nam.
(TG) - Văn hóa có sứ mệnh vẻ vang là đào luyện những con người Việt Nam với 7 đặc tính cơ bản như đã nêu trong Nghị quyết số 33 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI). Ngược lại, chính con người đang biến những điều căn cốt ấy thành hiện thực cuộc sống, tạo nền tảng tinh thần vững chắc để đồng hành cùng kinh tế, chính trị, xã hội thúc đẩy đất nước phát triển bền vững.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng độc đáo, làm thế nào để vừa giữ gìn, phát huy được sắc thái văn hóa riêng của từng dân tộc, vừa đạt được sự thống nhất hài hòa trong tổng thể văn hóa chung của quốc gia là vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp, đòi hỏi không chỉ trình độ nhận thức lí luận, trình độ am hiểu văn hóa mà còn đòi hỏi khả năng quản lí và hoạt động thực tiễn cao.
(TG) - Do các yếu tố đa dạng về tự nhiên, tộc người và truyền thống lịch sử, nên Việt Nam là quốc gia đa dân tộc và văn hoá, với các sắc thái địa phương, vùng miền và tộc người phong phú. Việc nhận diện giá trị và phát huy vai trò của văn hoá ở mỗi địa phương là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước hiện nay.
(TG) - Nhận thức sâu sắc được vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển đất nước, Đảng đã lãnh đạo xây dựng và phát huy sức mạnh của nền văn hóa và con người Việt Nam để đấu tranh giành độc lập, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và phát triển đất nước nhanh, bền vững.
(TG) - Nội lực văn hoá dân tộc vừa bao trùm bản sắc văn hóa vừa bao hàm bản lĩnh văn hóa dân tộc. Đây là nền tảng chủ yếu để xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, là “bộ lọc” các giá trị văn hóa ngoại nhập, chống lại những tác động phi văn hoá, phản văn hoá trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
(TG) - Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện là yếu tố trung tâm, trọng điểm, cần nhấn mạnh đến vấn đề xây dựng các hệ giá trị cốt lõi làm mục tiêu cho quá trình xây dựng. Trong đó cần chú trọng hơn giáo dục đạo đức, nhân cách, năng lực sáng tạo và các giá trị cốt lõi, nhất là giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống và lich sử dân tộc, ý thức trách nhiệm xã hội cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tốt đẹp của con người Việt Nam…
(TG) - Thước đo sự phát triển văn hóa chính là sự phát triển con người, mục tiêu của phát triển văn hóa là sự phát triển con người. Nói đến công cuộc xây dựng và phát triển nền văn hóa, phải nói đến sự phát triển văn hóa ngay trong các đơn vị xã hội nhỏ nhất như gia đình, thôn xóm, làng xã.