Chủ Nhật, 29/9/2024
Diễn đàn
Thứ Tư, 19/11/2008 14:37'(GMT+7)

Việt Nam đạt tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao trong khu vực

Con số này ở một số quốc gia khác trong khu vực Đông-Nam Á thấp hơn, như Thái-lan: 11,7%; Malaysia: 23,3%; Indonesia: 11,6%; Singapore: 24,8%; Lào: 25,2%; Cam-pu-chia: 19,5%...

Thông tin trên được đưa ra trong buổi giới thiệu Báo cáo toàn cầu về phụ nữ 2008/2009 và Báo cáo về các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của khu vực Đông Á – Thái Bình Dương do Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội và Quỹ Phát triển phụ nữ Liên hợp quốc (UNIFEM) tổ chức hôm nay tại Hà Nội.

Báo cáo của UNIFEM năm nay có tiêu đề “Ai chịu trách nhiệm trước phụ nữ: Giới và trách nhiệm giải trình” cho thấy, việc tăng cường quyền hạn cho phụ nữ cũng như bình đẳng giới là những yếu tố chủ đạo trong việc xoá đói giảm nghèo, bảo đảm an ninh lương thực, giảm tử vong thai sản, đẩy mạnh công bằng xã hội và tăng cường hiệu quả viện trợ.

Báo cáo chỉ rõ, quá trình thực hiện quyền của phụ nữ và các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs)  phụ thuộc nhiều vào quá trình tăng cường trách nhiệm giải trình đối với các cam kết về phụ nữ và bình đẳng giới. Để thực hiện bình đẳng giới, phụ nữ phải có khả năng tham gia đầy đủ vào quá trình ra quyết định và theo dõi, giám sát việc thực thi các quyền và nhu cầu của mình ở tất cả các cấp.

Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Hoà cho biết, các hoạt động phòng, chống bạo lực phụ nữ đã và đang được triển khai rộng rãi trong nước. Sau hơn hai tuần phát động, chiến dịch “Nói không với bạo hành chống phụ nữ” đã thu thập được hơn 630 nghìn chữ ký trên toàn quốc hưởng ứng, góp phần đạt chỉ tiêu 1 triệu chữ ký để trình lên Tổng Thư ký LHQ vào ngày 25-11 tới. Trước đó, Quốc hội đã thông qua Luật Bình đẳng giới và Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

Điều phối viên thường trú LHQ John Hendra nhận xét, những tiến bộ đáng khâm phục của Việt Nam trong thực thi các mục tiêu thiên nhiên kỷ như không còn khoảng cách chung trong giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tỷ lệ phụ nữ và nam giới tham gia lực lượng lao động tương đối cân bằng, ¼ đại biểu quốc hội là nữ… là dẫn chứng tốt trong cải thiện các chỉ số bình đẳng giới.

Tuy vậy, giới nữ trong nước vẫn phải đối mặt với những thách thức và trở ngại đáng kể như đói nghèo, tiếp cận không đầy đủ với giáo dục cao học và cơ hội việc làm, gánh chịu thái độ hành vi phân biệt đối xử dai dẳng…

Ngoài ra, chương trình CEDAW Đông Á – Thái Bình Dương cũng công bố báo cáo Đưa việc thực hiện MDGs đến với mọi người. Theo đó, báo cáo nhận định các vấn đề về giới được đề cập một cách nghèo nàn trong các MDGs, với những chỉ số chưa đầy đủ hoặc thậm chí là không đề cập tới vấn đề về giới, khiến cho việc thực hiện rất khó khăn.

Đáp ứng các quyền về giới thực hiện mục tiêu thiên nhiên kỷ
“Bình đẳng giới và tăng quyền”

- Bảo đảm học tập sẽ mang lại việc làm và nâng cao thu nhập

- Nâng cao quyền sinh sản và về giới cho phụ nữ

- Đẩy mạnh bình đẳng giới và sự tham gia của nam giới trong chăm sóc gia đình

- Nâng cao quyền sở hữu tài sản cho phụ nữ và quyền được thừa kế

- Giảm bất bình đẳng về giới trong kinh doanh và việc làm

- Xoá bỏ bạo hành với phụ nữ và trẻ em gái

- Xoá bỏ bạo hành, đặc biệt là bạo hành liên quan về giới

-  Thực hiện ngân sách được đáp ứng về giới

- Hỗ trợ phụ nữ và nhóm phụ nữ kêu gọi Chính phủ phải có trách nhiệm đối với các cam kết

- Bảo đảm sự tham gia tích cực của phụ nữ trong thu thập dữ liệu

Nguồn: Báo cáo thực hiện MDGs khu vực
(Chương trình CEDAW Đông Á – Thái Bình Dương)


(Nguồn: Nhân Dân điện tử)
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất